Quá trình chuyển đổi số EVN - Nhu cầu tất yếu trong quá trình phát triển
Điện lực đóng một vai trò tối quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Vì thế, đây là lĩnh vực cần phải chuyển đổi số để thích nghi với sự phát triển của nền kinh tế và của đất nước. Hãy xem EVN đã chuyển đổi số như thế nào để vừa đổi mới doanh nghiệp, vừa nâng cao năng lực phục vụ và chăm sóc khách hàng.
I. Yếu tố thúc đẩy quá trình chuyển đổi số của EVN
EVN là một doanh nghiệp với ngành nghề truyền thống là điện lực, một ngành nghề với hơn 100 năm phát triển; đang đứng trước sự chuyển đổi của nền kinh tế, của đất nước, có chuyển đổi số hay không? Có rất nhiều yếu tố tác động, thôi thúc EVN chuyển đổi số. Đó là:
- Ngày 03/06/2020, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” xác định năng lượng là một trong tám lĩnh vực ưu tiên chuyển đổi số.
- Đại dịch COVID-19 bùng phát từ đầu năm 2020 và có thể còn kéo dài, khi Việt Nam thực thi các chính sách giãn cách xã hội thì nhu cầu sử dụng các dịch vụ trên nền tảng số càng trở nên thiết yếu. Nhờ có hạ tầng công nghệ thông tin - viễn thông tốt, thông tin quản lý điều hành thông suốt, các hoạt động sản xuất, kinh doanh, đầu tư của EVN không những không bị đình trệ mà còn duy trì sự phát triển tốt. Đây là yếu tố lợi thế, cần tiếp tục phát huy.
- Biến đổi khí hậu toàn cầu, các cảnh báo về suy thoái môi trường, sự cạn kiệt các nguồn tài nguyên hóa thạch cùng với tiến bộ nhanh về công nghệ công nghiệp năng lượng đang dẫn đến sự chuyển dịch mạnh cơ cấu năng lượng những năm gần đây. Đặc biệt sự thâm nhập của năng lượng tái tạo ngày càng cao, cuối năm 2020 tổng công suất các nguồn điện mặt trời, điện gió đã gần 17.000MW, chiếm tỷ trọng hơn 25%, trong đó các nguồn điện phân tán như điện mặt trời mái nhà đấu nối vào hệ thống đã vượt mốc 100.000 công trình, đây là thách thức vô cùng lớn đối với sự vận hành an toàn, tin cậy của hệ thống điện quốc gia nếu không có những giải pháp mới về giám sát, điều khiển.
- Các đối tác của EVN (ngân hàng, nhà cung cấp, nhà thầu…) và các cơ quan quản lý đang chuyển đổi số mạnh mẽ, họ yêu cầu EVN kết nối và cung cấp dịch vụ cho hệ sinh thái số của họ (dịch vụ công, dịch vụ thanh toán, dịch vụ thuế…)
- Năng lực công nghệ số và nhu cầu về các tiện ích của khách hàng ngày càng cao, yêu cầu các sản phẩm dịch vụ EVN cung cấp phải đảm bảo chất lượng, tin cậy, minh bạch. Tỷ lệ dùng smartphone ở Việt Nam hiện nay đã khoảng 50% và dự kiến Việt Nam sẽ phổ cập toàn dân sử dụng smartphone vào năm 2025.
- Sự trưởng thành các công nghệ số mới với việc thay đổi cách giải quyết nhiều bài toán phức tạp đã dẫn đến hình thành các mô hình sản xuất, kinh doanh mới.
- Ngành Điện các nước đang chuyển đổi số mạnh mẽ, đặc biệt là các nước phát triển, nếu không có sự thay đổi có tính bứt phá thì rất khó để EVN đuổi kịp và hòa nhập. Những yếu tố trên đã khiến cho chuyển đổi số trở thành nhu cầu, đồng thời là đòi hỏi tất yếu trong quá trình phát triển của EVN.
II. Quá trình chuyển đổi số của EVN
Giai đoạn 1
Số hóa tối đa từng phòng ban chức năng, bắt đầu từ các hoạt động cốt lõi rồi lan sang tất cả các hoạt động khác. Về cơ bản EVN đã trải qua giai đoạn này với việc tạo ra rất nhiều hệ thống CNTT riêng biệt phục vụ các phòng ban chức năng khác nhau như: ERP, CMIS, EVNHES, HRMS, Digital Office, IMIS, PMIS, OMS,… Tại các đơn vị thành viên của EVN cũng đã sử dụng từ vài chục đến cả trăm hệ thống thông tin phục vụ các nhu cầu khác nhau của mình. Hệ thống điện Quốc gia được trang bị các thiết bị hiện đại, giảm tối đa nhân lực trực vận hành
Giai đoạn 2
Tích hợp các hệ thống thông tin nhằm cải thiện hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Trải qua quá trình số hóa, các hệ thống thông tin ngày càng nhiều nhưng phân mảnh và rời rạc, dẫn tới nhu cầu tích hợp để chia sẻ thông tin giữa các bộ phận. Việc hình thành các trung tâm giám sát điều khiển, việc thu thập và tích hợp các dữ liệu để phục vụ các báo cáo quản trị là những ví dụ điển hình về giai đoạn này. Giai đoạn này mặc dù thông tin đã thông suốt giữa các phòng ban, hiệu quả hoạt động đã cải thiện nhưng chưa tạo được đột phá về mô hình quản lý, sản xuất, kinh doanh. Chuyển đổi số của EVN hiện có thể xem đang ở giai đoạn này.
Giai đoạn 3
Tận dụng sức mạnh của dữ liệu và các công nghệ số mới để số hóa và khai thác toàn diện các hoạt động quản lý, sản xuất, kinh doanh nhằm tiết kiệm chi phí, tăng tốc độ xử lý công việc, nâng cao năng suất lao động, tăng độ tin cậy, an toàn trong sản xuất và vận hành hệ thống điện; cung cấp dịch vụ thuận tiện, minh bạch cho khách hàng trên nền tảng số; đồng thời vừa góp phần vừa tạo động lực cho sự phát triển kinh tế, xã hội của quốc gia. Ở giai đoạn này, EVN tận dụng lượng dữ liệu vô cùng lớn của mình, ứng dụng các công nghệ số mới (AI, Big Data, Cloud, Blockchain…), kết quả có thể dẫn đến thay đổi các mô hình vận hành cũ, không còn phù hợp để hình thành các mô hình mới, ví dụ như mô hình dự báo năng lượng tái tạo phân tán, giải pháp bảo trì tiên đoán, thay đổi mô hình trung tâm chăm sóc khách hàng…
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN CHUYỂN ĐỔI SỐ |
Đặt bước chân đầu tiên vào chuyến hành trình Chuyển đổi số của bạn với HST Consulting! Đăng ký ngay để nhận sự tư vấn chuyên sâu, đội ngũ chuyên gia tận tâm của chúng tôi sẽ giúp bạn tối ưu hóa hiệu suất kinh doanh và khám phá những cơ hội đầy tiềm năng trong thế giới số. |
III. Kết quả đạt được và tiềm năng bứt phá của EVN trong tương lai
Sau khi áp dụng chuyển đổi số, Tổng Công ty Điện lực Việt Nam (EVN) đã đạt được một số kết quả quan trọng và mở ra tiềm năng bứt phá trong tương lai:
Tối ưu hóa quy trình và nâng cao hiệu quả: Chuyển đổi số đã giúp EVN tối ưu hóa quy trình nội bộ, từ quản lý sản xuất đến phân phối điện. Việc tự động hóa và sử dụng dữ liệu phân tích đã cải thiện hiệu quả vận hành, giảm thiểu thất thoát điện năng và tăng cường đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Tăng trải nghiệm khách hàng: Chuyển đổi số đã giúp EVN cung cấp các dịch vụ tốt hơn và tiện ích cho khách hàng thông qua các ứng dụng trực tuyến, cổng thông tin điện tử và dịch vụ thanh toán điện trực tuyến. Điều này tạo ra trải nghiệm tích cực và tăng sự hài lòng của khách hàng.
Quản lý thông tin hiệu quả: Chuyển đổi số giúp EVN quản lý thông tin liên quan đến sản xuất, phân phối và tiêu thụ điện một cách hiệu quả hơn. Dữ liệu được thu thập và phân tích giúp EVN đưa ra quyết định đúng đắn, từ lập kế hoạch phân phối điện đến dự báo nhu cầu tương lai.
Hỗ trợ phát triển năng lượng tái tạo: Chuyển đổi số đã giúp EVN quản lý và tối ưu hóa việc tích hợp năng lượng tái tạo vào lưới điện quốc gia. Điều này giúp tạo ra nguồn cung cấp điện sạch và bền vững, đồng thời hỗ trợ việc giảm thiểu khí nhà kính.
Chuyển đổi số mở ra tiềm năng cho EVN trong việc phát triển hệ thống tương tác thông minh. Các giải pháp như hệ thống đo đếm từ xa, hệ thống quản lý thông minh, và quản lý tải tương tác giúp cải thiện quản lý hệ thống điện một cách linh hoạt và hiệu quả.
Tương lai của EVN có thể bứt phá hơn nữa thông qua việc tiếp tục ứng dụng các công nghệ số hóa, mở rộng hệ thống năng lượng tái tạo và tăng cường khả năng tương tác thông minh, góp phần nâng cao hiệu suất và bền vững trong việc cung cấp điện cho xã hội và kinh tế.
Từ khoá liên quan: quá trình chuyển đổi số là gì