Ứng dụng phần mềm quản lý bảo trì ở Tập đoàn Dệt May Việt Nam
Chuyển đổi số nói chung và phần mềm quản lý bảo trì thiết bị nối riêng đã mang lại những thành công nhất định trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex). Cùng IZISolution tìm hiểu chi tiết những Ứng dụng phần mềm quản lý bảo trì ở Vinatex qua bài viết dưới đây.
I. Giới thiệu Tập đoàn Dệt May Việt Nam - Vinatex
Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex) trước đây là Tổng Công ty Dệt May Việt Nam, thành lập vào ngày 29/04/1995. Hiện nay, Tập đoàn quản lý tổng cộng 118 đơn vị thành viên, hoạt động đa dạng trong các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, thương mại dịch vụ, nghiên cứu khoa học và đào tạo. Mặc dù chỉ chiếm 9% tỷ lệ lao động trong ngành, Vinatex đóng góp đáng kể với 97% sản lượng bông hạt, hơn 33% sản lượng sợi, gần 32% sản lượng vải dệt thoi, hơn 13% sản lượng hàng may, và hơn 18% kim ngạch xuất khẩu trong ngành.
Một số cột mốc quan trọng của Vinatex:
-
5/2010: Tập đoàn Dệt May Việt Nam vinh dự nhận Huân chương Sao vàng của Chủ tịch nước
-
Năm 2014: Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định về việc phê duyệt phương án
-
cổ phần hóa Công ty mẹ Tập đoàn Dệt May Việt Nam, Tập đoàn Dệt May Việt Nam đã thực hiện thành công bán cổ phần lần đầu ra công chúng vào ngày 22/9/2014.
-
12/2015: Tập đoàn Dệt May Việt Nam vinh dự được Đảng và Nhà nước trao tặng phần thưởng cao quý: Danh hiệu Anh hùng Lao động
-
2022: Thu nhập bình quân toàn Tập đoàn đạt gần 9,7 triệu đồng/người/tháng. tăng 14% (-1,2 triệu đồng/người/tháng) so với năm 2021, đây là mức tăng trưởng cao nhất từ 2015 đến nay (trước đây bình quân tăng 6-7%/năm).
Hiện tại, số lượng máy móc thiết bị của các công ty trực thuộc tập đoàn đa dạng về loại thiết bị cũng như số lượng.
-
Ngành May: Thiết bị công nghệ chủ yếu có xuất xứ từ Châu Âu, Nhật, Trung Quốc, Mỹ ... với tính tự động hóa cao.
-
Ngành Vải: Máy dệt được nhập chủ yếu từ Nhật Bản, trong đó máy dệt khí chiếm tỉ trọng lớn (khoảng 80%); Máy mắc và máy hổ nhập chủ yếu từ EU - và Đài Loan; Máy nhuộm trong các dự án được nhập chủ yếu từ châu Âu và châu Á.
-
Ngành Sợi: Thiết bị cũng chủ yếu có xuất xứ từ Châu Âu, Nhật, Trung Quốc,...
Với đặc thù quản lý máy móc, thiết bị số lượng lớn và đa dạng, đòi hỏi Vinatex cần tiến hành ứng dụng phần mềm quản lý tài sản và bảo trì thiết bị.
II. Tiến trình chuyển đổi số và ứng dụng phần mềm bảo trì ở Vinatex
Nếu như trước đây, khi Vinatex chưa chuyển đổi số, mọi hoạt động trong sản xuất và quản lý đều tiến hành thủ công và chưa có số hóa. Giờ đây, nhận thấy tiềm năng số hóa, Vinatex quyết định lựa chọn ngành sợi thực hiện chuyển đổi số đầu tiên.
Được đánh giá là ngành có năng lực và lợi thế cạnh tranh nhất, Vinatex đã tập trung vào việc đầu tư công nghệ, máy móc thiết bị để nâng cao năng lực sản xuất và năng suất lao động.
Vinatex đã phân chia hoạt động chuyển đổi số thành hai nhóm công việc cơ bản:
-
Hệ thống hỗ trợ (Back Office) gồm các lĩnh vực: tài chính, kế toán, quản lý nhân sự, quản trị văn phòng, quản lý kho, quản lý bảo trì thiết bị CMMS, quản trị cổ đông và truyền thông.
-
Front, bao gồm các hoạt động liên quan đến kinh doanh, quản lý khách hàng và quản lý sản xuất.
Vinatex đã thực hiện việc thống nhất hệ thống quản trị mới và môi trường làm việc chung cho tất cả các đơn vị con, đơn vị 100% sở hữu và chi nhánh của họ. Đồng thời, họ cam kết thực hiện ít nhất một sản phẩm số mới mỗi năm, tuân theo nguyên tắc cải tiến liên tục.
Tập đoàn cũng đã chấp nhận tiến hành thay đổi tổ chức và quy trình làm việc một cách linh hoạt, mặc dù không luôn đạt được tối ưu ngay lập tức. Điều này có nghĩa là họ chấp nhận những thay đổi không phải là tối ưu ban đầu, nhưng cam kết liên tục cải tiến và phát triển để nâng cao hiệu suất công việc. Họ cũng ưa thích sử dụng phần mềm tiêu chuẩn trên thị trường khi phát triển các giải pháp số hóa trong tổ chức của họ.
Trong lĩnh vực sợi nhiều doanh nghiệp của Vinatex đang áp dụng công nghệ hiện đại. Đối với ngành may, Tập đoàn ưu tiên các công nghệ tự động hóa với dây chuyền sản xuất chuyên biệt. Các hoạt động đầu tư được thực hiện theo hướng tự động hóa, sản xuất xanh, giảm tiêu thụ năng lượng và giảm thiểu chất thải, tối ưu hóa quy trình tái chế.
III. Những thay đổi mà phần mềm bảo trì thiết bị của Vinatex mang lại
Một trong những hướng đi mà Vinatex hướng tới là phần mềm quản lý bảo trì thiết bị. Nó đóng một vai trò quan trọng trong việc cải thiện hiệu suất và quản lý tài sản cho các công ty dệt may như:
-
Tối ưu hóa Lịch Trình Bảo Trì: Phần mềm bảo trì thiết bị cho phép công ty dệt may tạo lịch trình bảo trì thông minh dựa trên dữ liệu thời gian hoạt động và hiệu suất của các thiết bị. Điều này giúp giảm thiểu thời gian ngừng hoạt động và tăng hiệu suất tổng thể.
-
Dự Đoán Hỏng Hóc Thiết Bị: Phần mềm có khả năng dự đoán các sự cố và hỏng hóc tiềm năng dựa trên dữ liệu theo thời gian thực và các thông số kỹ thuật của thiết bị. Điều này giúp công ty dệt may tiết kiệm chi phí bảo trì không cần thiết và ngăn chặn sự cố trước khi chúng xảy ra.
-
Quản Lý Tài Sản Hiệu Quả: Phần mềm giúp theo dõi tình trạng của các thiết bị và quản lý tài sản một cách hiệu quả. Ví dụ như Công ty cổ phần Sợi Phú Bài và Tổng công ty cổ phần Phong Phú. Công ty cổ phần Sợi Phú Bài có 1 nhà máy với 30.000 cọc sợi do Rieter Thụy Sĩ sản xuất năm 2003, 1 nhà máy 20.000 cọc sợi do Trung Quốc sản xuất. Với số lượng tài sản lớn như thế thì nhờ phần mềm mà doanh nghiệp có thể dễ dàng xác định số lượng, tổn thất hay khi nào cần thay thế hoặc nâng cấp thiết bị, giúp tối ưu hóa nguồn lực tài chính.
-
An Toàn Công Việc: Phần mềm bảo trì thiết bị giúp giám sát an toàn và tuân thủ quy trình làm việc. Nó cung cấp cảnh báo sớm về các nguy cơ tiềm ẩn và đảm bảo rằng nhân viên tuân thủ các quy tắc an toàn lao động.
-
Tối ưu Hóa Hiệu Suất Sản Xuất: Bằng việc duyệt dữ liệu và phân tích hiệu quả của thiết bị, phần mềm bảo trì giúp công ty dệt may tối ưu hóa quy trình sản xuất, giảm thời gian chết máy, và tăng sản lượng sản phẩm cuối cùng.
-
Tiết Kiệm Chi Phí Bảo Trì: Nhờ vào việc dự đoán và lên kế hoạch bảo trì một cách chính xác, công ty dệt may có thể tiết kiệm chi phí sửa chữa thiết bị và nguồn lực lao động.
Xem thêm: Tổng quan về phần mềm quản lý bảo trì máy móc thiết bị CMMS
Vượt qua khó khăn, thách thức bằng khả năng lãnh đạo và áp dụng công nghệ, Vinatex vẫn đạt những kết quả đáng khích lệ với doanh thu hợp nhất năm 2022 ước đạt 19.535 tỷ đồng, tăng 15% so với cùng kỳ, đạt 108% kế hoạch; lợi nhuận hợp nhất ước đạt 1.090 tỷ đồng, vượt 14,6 % kế hoạch.
Đến năm 2025, Vinatex dự kiến sản xuất khoảng 35.000 tấn vải dệt kim trong đó 50% sử dụng để làm hàng FOB và 50% xuất khẩu vào chuỗi cung ứng.
Phần mềm quản lý bảo trì thiết bị mang lại nhiều lợi ích cho công ty dệt may bằng cách tối ưu hóa hoạt động, cải thiện an toàn công việc và giảm thiểu chi phí bảo trì, giúp công ty duy trì sự cạnh tranh và tăng cường hiệu suất trong ngành công nghiệp dệt may.
Nếu bạn đang tìm kiếm một phần mềm quản lý bảo trì thiết bị CMMS phù hợp. Hãy liên hệ ngay với IZISolution để được tư vấn và dùng thử phần mềm miễn phí nhé!