Cách chuyển đổi Odoo thành công từ phiên bản cũ sang phiên bản mới
Chuyển đổi Odoo đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo hệ thống quản trị doanh nghiệp của bạn vận hành hiệu quả. Hơn nữa, các phiên bản cập nhật sẽ bổ sung thêm các chức năng mới, cải tiến các công cụ và tích hợp các nền tảng công nghệ tiên tiến. Hiện tại, phần mềm Odoo đã ra mắt phiên bản mới nhất của mình là Odoo 15 với các nâng cấp toàn diện. Đây là thời điểm thích hợp để các doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi Odoo.
I. Lý do doanh nghiệp nên chuyển đổi Odoo phiên bản mới nhất
Các phiên bản mới của Odoo được nhà phát triển nâng cấp những công cụ mạnh mẽ để đáp ứng hiệu quả nhu cầu sử dụng của người dùng. Chính vì vậy, chuyển đổi phiên bản Odoo là một việc quan trọng vì:
Sử dụng các tính năng, module chức năng và tích hợp mới của Odoo
Như đã biết, Odoo có một cộng đồng phát triển phần mềm lớn mạnh trên khắp thế giới. Chính điều này giúp nhà cung cấp có đủ nguồn lực để phát triển thêm nhiều tính năng mới cho các phiên bản được công bố.
Xem thêm: Odoo 16 có những tính năng gì mới? Cập nhật phiên bản Odoo mới nhất
Trong mỗi phiên bản Odoo, nhà cung cấp đều xây dựng từ 2 - 4 module mới cùng khả năng tích hợp với nhiều phần mềm của bên thứ 3 như: tích hợp thư Outlook trong module CRM Odoo 15, Kết nối với Instagram và đăng bài ngay từ bảng dashboard trên Odoo 15, Cho phép tải lên và xem hình động GIF trên Facebook.
Tốc độ xử lý nhanh chóng
Trong các phiên bản gần nhất, nhà phát triển luôn hướng đến việc cải thiện tốc độ của hệ thống cả ở front - end và back - end. Điều này được minh chứng rõ ràng khi Odoo 13 có tốc độ nhanh hơn gấp 5 lần so với các nền tảng trước.
Không dừng lại ở đó, phiên bản Odoo 14 được nâng cấp tốc độ tải trang web gấp 3,5 lần so với phiên bản cũ hơn. Cải tiến này không những nâng cao trải nghiệm người dùng mà còn được các marketer đánh giá rất cao vì tốc độ tải trang có ý nghĩa quan trọng trong các chiến dịch tiếp thị của tổ chức.
Đảm bảo nhận được hỗ trợ từ nhà phát hành
Theo như chính sách của Odoo, nhà cung cấp sẽ hỗ trợ người dùng với điều kiện là họ đang sử dụng 3 phiên bản Odoo mới nhất. Hiện nay, Odoo đã công bố chính thức phiên bản Odoo 15.
Chính vì vậy, nếu bạn đang sử dụng phiên bản 12 trở về trước thì sẽ không nhận được các cập nhật về tính năng, sửa lỗi từ nhà cung cấp. Đây là khoảng thời gian thích hợp để bạn chuyển đổi phần mềm Odoo ERP.
>>> Xem thêm: Đánh giá phần mềm Odoo ERP 2022: Giải pháp ERP toàn diện cho tổ chức
II. Xây dựng kế hoạch chuyển đổi phần mềm Odoo hiệu quả
Chuyển đổi Odoo hay nói cách khác là nâng cấp hệ thống cần được thực hiện một cách phù hợp vì nó ảnh hưởng đến quá trình vận hành của tổ chức. Để xây dựng được chiến lược chuyển đổi Odoo hiệu quả, tổ chức cần trả lời một số câu hỏi sau:
- Doanh nghiệp có đang sử dụng các module được tùy chỉnh hoặc các ứng dụng của bên thứ 3 hay không?
- Tổ chức đang lưu trữ dữ liệu trên nền tảng nào?
- Doanh nghiệp đang sử dụng Odoo Enterprise hay Community?
- Doanh nghiệp muốn upgrade lên phiên bản Odoo nào?
Trả lời được những câu hỏi này, tổ chức sẽ có được thông tin để xây dựng được kế hoạch chuyển đổi phần mềm với các bước đi rõ ràng.
>>> Xem thêm: Các cải tiến và tính năng mới trên Odoo 15: Phiên bản Odoo toàn diện
III. Thực hiện chuyển đổi phiên bản Odoo ERP cần lưu ý điều gì?
Nghiên cứu hệ thống mới
Phiên bản mới của Odoo có nhiều những cải tiến về tính năng. Do đó, người dùng cần phải cập nhật những thông tin này để xem nó ảnh hưởng như thế nào đề hệ thống vận hành của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tìm thấy những tính năng mà mình mong muốn trong những bản cập nhật của phần mềm Odoo.
Khi sử dụng các phiên bản cũ, có nhiều tính năng chưa có hoặc chưa đáp ứng đúng nhu cầu của doanh nghiệp. Vì vậy, người dùng cần phải tùy chỉnh lại các tính năng của phần mềm để phù hợp với nghiệp vụ của từng phòng ban. Tuy nhiên, bản nâng cấp mới có thể đã được bổ sung các tính năng này.
Ngoài ra, khi so sánh phiên bản Odoo mới với hệ thống doanh nghiệp đang dùng còn giúp bạn tối ưu được hiệu quả vận hành nhờ lược bỏ các module không cần thiết. Bên cạnh đó, nghiên cứu kỹ hệ thống mới giúp doanh nghiệp tiết kiệm được tối đa chi phí (vì không cần nâng cấp các module đã tùy chỉnh).
Nâng cấp các chức năng tùy chỉnh và ứng dụng của bên thứ 3
Khi muốn sử dụng các module tùy chỉnh trong phiên bản Odoo mới, bạn sẽ phải cập nhật lại mã của các chức năng này. Một số module có thể hoạt động ngay vì chỉ cần thay đổi nhỏ trong tệp khai báo. Tuy nhiên, cũng có một số chức nâng cần những tùy chỉnh phức tạp hợp trong code.
Chính vì vậy, bạn cần phải thực hiện các phân tích kỹ thuật để xác định được những cách thay đổi phù hợp với từng module. Việc hợp tác đơn vị triển khai Odoo chuyên nghiệp, đặc biệt là các đơn vị đã thực hiện tùy chỉnh module cho doanh nghiệp trước đây có thể mang đến những giải pháp chuyển đổi hiệu quả.
Khi tổ chức có sử dụng các ứng dụng do bên thứ 3 cung cấp, doanh nghiệp cần mua lại các module đó trên cửa hàng của Odoo để sử dụng cho phiên bản sắp tới.
Nâng cấp cơ sở dữ liệu
Quy trình nâng cấp dữ liệu có những sự khác biệt nhất định dựa trên các nền tảng lưu trữ dữ liệu mà doanh nghiệp đang sử dụng. Một lưu ý là, tổ chức được chuyển đổi dữ liệu trong Odoo Enterprise (đây là một phần được quy định bởi giấy phép Odoo) và chỉ được chuyển đổi dữ liệu sang phiên bản được hỗ trợ bởi Odoo (3 phiên bản mới nhất). Tuy nhiên, như phân tích ở trên, phiên bản mới với nhiều nâng cấp hiện đại sẽ là lựa chọn phù hợp nhất.
Lựa chọn giải pháp lưu trữ dữ liệu
Việc lựa chọn nền tảng lưu trữ dữ liệu ảnh hưởng đến việc nâng cấp dữ liệu của doanh nghiệp. Sau đây là cách chuyển đổi dữ liệu Odoo trên các nền tảng lưu trữ khác nhau:
Giải pháp lưu trữ dữ liệu tại chỗ
- Để di chuyển dữ liệu, bạn chỉ cần sử dụng tập lệnh trong bảng điều khiển máy chủ.
python <(curl -s https://upgrade.odoo.com/upgrade) test -d <your db name> -t <target version>
Khi chuyển đổi thành công, cơ sở dữ liệu mới sẽ được tạo trên máy chủ của doanh nghiệp.
- Tải kết xuất cơ sở dữ liệu
Người dùng cũng có thể lựa chọn cách di chuyển dữ liệu bằng cách tải kết xuất cơ sở dữ liệu lên trang web của Odoo. Odoo sẽ tự động thực hiện việc chuyển đổi dữ liệu. Sau khi thực hiện thành công, người dùng có thể thử nghiệm cơ sở dữ liệu đã được di chuyển trên phiên bản mới.
Lưu trữ dữ liệu trên Odoo.sh
Nếu doanh nghiệp đang sử dụng Odoo.sh thì cần tải kết xuất cơ sở dữ liệu lên trang web Odoo và hệ thống sẽ tự chạy tập lệnh thực hiện di chuyển dữ liệu.
Lưu trữ dữ liệu trên Odoo SAAS/Odoo Cloud
Quá trình chuyển đổi dữ liệu trong trường hợp người dùng sử dụng Odoo SAAS khá đơn giản. Người dùng có thể liên hệ với hệ thống chăm sóc khách hàng của Odoo để được hỗ trợ.
IV. Khi nào doanh nghiệp nên chuyển đổi sang bản cập nhật Odoo mới?
Việc chuyển đổi sang phiên bản Odoo mới nên được tiến hành ít nhất 1 lần trong 3 năm (vì mỗi năm Odoo đều cho ra phiên bản mới) để đảm bảo doanh nghiệp luôn được hỗ trợ từ phía nhà cung cấp.
Tuy nhiên, để hệ thống vận hành hiệu quả cũng như khai thác tốt các tính năng mới của phần mềm, bạn cần nâng cấp phần mềm Odoo thường xuyên hơn, đặc biệt trong các trường hợp sau:
- Phiên bản mới có các chức năng giúp bạn tối ưu hóa đáng kể quy trình hoạt động.
- Hệ thống hiện tại có các lỗi liên quan đến hiệu suất hoạt động.
- Phiên bản hiện tại quá cũ (Odoo chỉ hỗ trợ người dùng trong 3 phiên bản gần nhất)
Odoo ERP là giải pháp quản trị nguồn lực hiệu quả được nhiều tổ chức ứng dụng hiện nay. Để hệ thống của bạn được vận hành hiệu quả, doanh nghiệp cần phải chú ý cập nhật các phiên bản Odoo mới.
Là một trong số các đơn vị triển khai Odoo hàng đầu tại Việt Nam. IZISolution chuyên cung cấp các giải pháp chuyển đổi Odoo hiệu quả, phù hợp với nguồn lực và đáp ứng nhu cầu vận hành cho các doanh nghiệp Việt Nam.
Liên hệ Công ty chuyển đổi Odoo Hà Nội:
Hotline: 0964.578.234
Website: https://izisolution.vn/