Cẩm nang Chuyển đổi số Ngành Sản Xuất Giấy cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
1. Tổng quan thị trường ngành Sản xuất giấy
7 tháng đầu năm 2020, tổng sản lượng giấy sản xuất ước tính đạt >2,79 triệu tấn, tăng 12,2% (trong đó: Giấy bao bì chiếm tỷ trọng lớn 97,8%, sản lượng đạt 2,73 triệu tấn, tăng 13,5%; Giấy tissue, sản lượng đạt 165 nghìn tấn, tăng 33,3%; Giấy in - viết, sản lượng đạt 169 nghìn tấn, giảm 11,4%).
Số liệu thống kê cho thấy, trong những năm gần đây, ngành Giấy Việt Nam có tốc độ phát triển trung bình tăng khoảng 10 – 12% /năm. Riêng giấy bao bì khoảng 15 -17%/năm, trong lĩnh vực này đã có những dự án đầu tư công suất lớn đang hoạt động (400-500 nghìn tấn/năm).
Một số doanh nghiệp đang dự kiến đầu tư dự án có công suất trên 1 triệu tấn giấy bao bì/năm.
Với nhu cầu gia tăng mạnh và vai trò đa dạng đối với kinh tế, sản xuất của ngành giấy đóng góp khoảng 1,5% GDP, kim ngạch xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD.
2. Xu hướng phát triển ngành
Sự phát triển mạnh mẽ của truyền thông kỹ thuật số đã dẫn đến sụt giảm nhu cầu sử dụng giấy in báo, nhưng cũng mang đến sự tăng trưởng mạnh mẽ ở phân khúc giấy bao bì, hộp giấy (do là sản phẩm phụ trợ của nhiều sản phẩm, phục vụ việc bán hàng online và giao hàng trực tiếp). Bên cạnh đó, những năm gần đây, hoạt động xuất khẩu của nước ta tăng trưởng cao cũng đã và đang kéo theo sự gia tăng mạnh về nhu cầu giấy làm bao bì, đặc biệt là đối với các ngành có tỷ trọng xuất khẩu cao như dệt may, da giầy, thủy sản, linh kiện, thiết bị điện tử...
Do ảnh hưởng của dịch Covid -19 và các biện pháp dãn cách xã hội, các hoạt động kinh tế - xã hội bị đứt gãy, ảnh hưởng đến sức tiêu thụ của nền kinh tế nói chung, ngành Giấy nói riêng.
Tổng khối lượng tiêu dùng trong 7 tháng đầu năm 2020 đạt hơn 2,99 triệu tấn và giảm 2,45% so với cùng kỳ năm 2019.
Trong đó: Giấy bao bì tiêu dùng đạt 2,34 triệu tấn, giảm 2,1%; Giấy in báo tiêu dùng đạt 21,24 nghìn tấn, giảm 26,7; Giấy in, viết, tiêu dùng đạt 368,4 nghìn tấn, giảm 8,5%; Tổng lượng giấy tiêu dùng giảm trong những tháng đầu năm 2020 vừa qua phần lớn là do tác động tiêu cực từ đại dịch Covid-19.
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN CHUYỂN ĐỔI SỐ |
Đặt bước chân đầu tiên vào chuyến hành trình Chuyển đổi số của bạn với HST Consulting! Đăng ký ngay để nhận sự tư vấn chuyên sâu, đội ngũ chuyên gia tận tâm của chúng tôi sẽ giúp bạn tối ưu hóa hiệu suất kinh doanh và khám phá những cơ hội đầy tiềm năng trong thế giới số. |
3. Khung chuyển đổi số ngành Sản xuất giấy
4. Giải pháp chuyên dụng cấp độ 1
1. Phần mềm quản lý và đảm bảo kiểm tra chất lượng sản phẩm
Mô tả giải pháp
Giám sát và quản lý các thông số kiểm tra, đo lường trong quá trình sản xuất nhằm phục vụ cho việc theo dõi và đảo bảo chất lượng sản phẩm
Lợi ích mang lại
- Giúp người lao động tuân thủ với các tiêu chuẩn an toàn
thông qua các tiêu chuẩn kỹ thuật đã được quy định
- Giảm thiểu việc kiểm tra thủ công và đảm bảo sự điều chỉnh
kịp thời
- Tự động hóa việc ghi nhận các tham số để đối chiếu với tiêu chuẩn an toàn - Phân tích dữ liệu được thu thập để cải thiện năng suất hoặc chất lượng
2. Phần mềm quản lý kho nguyên liệu và thành phẩm bằng hệ thống QR code
Mô tả giải pháp
Cung cấp thông tin thời gian thực về mức tồn kho và ngày hết hạn của sản phẩm ở các địa điểm. Từ đó đề xuất xử lý hàng tồn nhập xuất ra vào hợp lý (vào trước ra trước, vào sau ra sau)
Lợi ích mang lại
- Tự động gửi thông báo hàng tồn gần hết hạn
- Tránh lãng phí phát sinh do hết hạn sản phẩm hoặc tồn kho quá mức
- Tối ưu hóa không gian lưu trữ và giảm tối thiểu hàng tồn kho
3. Phần mềm quản lý và giám sát hành trình xe và phương tiện chuyên chở
Mô tả giải pháp
- Giám sát tình trạng, hành trình xe vận chuyển, tình trạng người lái xe và cung cấp các cảnh báo an toàn chẳng hạn như khi có dấu hiệu quá tải
Lợi ích mang lại
- Theo dõi vị trí và việc sử dụng của đội xe trong thời gian thực
- Tối ưu hóa các điều kiện lưu trữ của các sản phẩm thực phẩm đang vận chuyển
4. Ứng dụng phần mềm quản lý đặt hàng tự động
Mô tả giải pháp
- Tự động tạo chứng từ thương mại như báo giá và hóa đơn
- Theo dõi và phân tích khách hàng, hồ sơ sản phẩm và thông tin giá cả
Lợi ích mang lại
- Theo dõi và quản lý bán hàng hiệu quả để nắm bắt cơ hội kinh doanh mới
- Chuyển đổi đơn đặt hàng của khách hàng đến các đơn giao hàng một cách liền mạch
- Loại bỏ các lỗi thường gặp của con người theo cách làm thủ công và dựa vào số sách giấy tờ
5. Giải pháp chuyên dụng cấp độ 2
1. Giải pháp phân tích dữ liệu trong quá trình sản xuất
Mô tả giải pháp
Cung cấp khả năng thu thập và phân tích toàn bộ dữ liệu về quy trình chế biến
Lợi ích mang lại
- Xác định các vấn đề ảnh hưởng đến chất lượng, độ tươi và an toàn thực phẩm
- Cung cấp dự báo nhu cầu cho sản phẩm dựa trên phân tích xu hướng
2. Giải pháp quản lý toàn bộ hoạt động và quy trình sản xuất
Mô tả giải pháp
- Hợp lý hóa các hoạt động sản xuất để đảm bảo cam kết giao - hàng thực tế và đáp ứng mong đợi của khách hàng
- Quản lý giám sát hoạt động quy trình sản xuất qua từng khâu, từng bộ phận
Lợi ích mang lại
- Tăng năng suất, chất lượng và tuân thủ tiêu chuẩn an toàn
- Hiển thị thông tin theo thời gian thực của tình trạng sản xuất và hiệu suất
- Cải thiện khả năng truy xuất nguồn gốc vấn đề và hỗ trợ xử lý
- Giảm lãng phí do sản xuất dư thừa
3. Triển khai hệ thống loT cho các thiết bị sản xuất nhằm giám sát thông tin hiệu quả sử dụng thiết bị
Mô tả giải pháp
Theo dõi và đo lường thiết bị bằng cách sử dụng hệ thống cảm biến và truyền dữ liệu qua internet ( Internet vạn vật )
Lợi ích mang lại
- Cải thiện hiệu suất của trang thiết bị
- Tiết kiệm thời gian bằng cách thay thế giấy tờ với hệ thống thu thập dữ liệu tự động
- Tạo điều kiện thuận lợi việc khắc phục sự cố bằng cách so sánh dữ liệu trong khoảng thời gian khác nhau
- Tăng thời gian hoạt động của thiết bị và giảm chi phí sản xuất
6. Giải pháp chuyên dụng cấp độ 3
1. Ứng dụng công nghệ đào tạo kỹ năng sử dụng thiết bị qua mô phỏng thực tế ảo cho công nhân và chuyên gia
Mô tả giải pháp
Sử dụng các công cụ thực tế ảo để mô phỏng thế giới thực, mô phỏng các tình huống an toàn và được kiểm soát dựa trên mô hình đào tạo theo yêu cầu
Lợi ích mang lại
- Tăng cường đào tạo nhân viên mới có trải nghiệm và rút ngắn thời gian học tập
- Giảm tỷ lệ lỗi của người lao động bằng cách liệt kê các nhiệm vụ kiểm tra trong quy trình sản xuất
2. Triển khai hệ thống quản lý giám sát thông tin thiết bị sản xuất theo thời gian thực (hệ thống SCADA)
Mô tả giải pháp
Sử dụng nền tảng kỹ thuật số tích hợp chung trên dây chuyền sản xuất nhằm giám sát và kiểm soát toàn bộ quá trình sản xuất, giám sát thiết bị và tài nguyên
Lợi ích mang lại
- Tăng cường khả năng giám sát và kiểm soát trên toàn bộ quá trình sản xuất
- Khả năng cập nhật thông tin theo thời gian thực
3. Ứng dụng công nghệ máy học (Machine Learning), trí tuệ nhân tạo (AI) kết hợp nguồn dữ liệu lớn (Big Data) để dự báo tình trạng bảo trì hệ thống
Mô tả giải pháp
Sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo phân tích các tình huống đã xảy ra trong quá khứ, từ đó dự báo, khuyến nghị các hoạt động bảo trì trên dây chuyền sản xuất
Lợi ích mang lại
- Tối ưu hóa tài nguyên và giảm chi phí thông qua bảo trì theo lịch trình của từng thiết bị
- Giảm thời gian ngừng hoạt động của thiết bị thông qua việc bảo trì trước
4. Sử dụng rô bốt tự động để hỗ trợ công nhân, thay thế các hoạt động thủ công, tạo điều kiện chuyển đổi liền mạch giữa các quy trình sản xuất khác nhau
Mô tả giải pháp
Sử dụng rô bốt tự động để hỗ trợ công nhân, thay thế các hoạt động thủ công, tạo điều kiện chuyển đổi liền mạch giữa các quy trình sản xuất khác nhau
Lợi ích mang lại
- Tăng năng suất và cải thiện các tiêu chuẩn an toàn
- Cho phép chuyển dịch nhân công sang các công việc có giá trị cao hơn