Cẩm nang Chuyển đổi số Ngành Sản Xuất Bao Bì Giấy cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
Tư vấn và triển khai: Chuyển đổi số
1. Tổng quan thị trường ngành sản xuất bao bì giấy
1.1 Tổng quan thị trường ngành
Công nghiệp bao bì Việt Nam bắt đầu phát triển từ thập niên 1990 thế kỷ trước theo sự phát triển của kinh tế thị trường.Nói cách khác bao bì Việt Nam bắt đầu phát triển từ khi có “Ðổi mới”.Tất nhiên sự phát triển thời gian ấy có tính sơ khai,tự phát,tuy vậy nó rất quan trọng vì đã đặt nền móng cho tương lai.Giai đoạn này doanh nghiệp bao bì chủ yếu là giấy và thùng carton.Ðầu thế kỷ 21, kinh tế thị trường đã bén rễ đồng thời sự xuất hiện ngày càng nhiều các doanh nghiệp FDI là những nguyên nhân thúc đẩy bao bì Việt Nam phát triển mạnh.Ðã xuất hiện một số doanh nghiệp bao bì mà hiệu quả của nó có tính dẫn dắt,thúc đẩy sự phát triển toàn ngành,giai đoạn này cùng với giấy bao bì nhựa phát triển mạnh.Cũng lưu ý là doanh nghiệp tư nhân đóng vai trò quan trọng,đặc biệt là về số lượng.Doanh nghiệp bao bì thường là nhỏ và siêu nhỏ, doanh nghiệp có qui mô vừa và tương đối lớn chỉ khoảng 2%.
Hiện nay,Việt Nam có quan hệ thương mại tự do với tất cả các thị trường lớn,từ thị trường ASEAN hơn 600 triệu dân,đến Hoa Kỳ,Liên minh châu Âu,Trung Quốc,Nhật,Canada,Úc,Liên bang Nga.
Tình hình này đòi hỏi Bao bì Việt Nam với tư cách là công nghiệp hỗ trợ phải tham gia chuỗi giá trị toàn cầu. Rõ ràng cơ hội lớn,thách thức càng lớn.Tình huống thực tế như khi Samsung,Canon đặt nhà máy ở Việt Nam thì các doanh nghiệp bao bì Việt Nam phải cải tiến và đổi mới rất nhiều.Cụ thể các doanh nghiệp phải nâng cao chất lượng sản phẩm,tăng cường dịch vụ sau bán hàng,thiết lập các hệ thống quản trị hiệu quả .... Không chỉ Samsung và Canon mà còn có Unilever,P&G,Rohto,…bước chân vào thị trường Việt Nam.Rõ ràng thi trường bao bì là một thị trường có quy mô lớn,tăng trưởng nhanh chóng,tiềm năng phát triển tốt nhưng đặt chân vào không dễ,phải có tầm nhìn, có ý chí, kiên trì và phải thông minh. Ở góc nhìn khác, khi kinh tế phát triển,đô thị hóa nhanh,thói quen tiêu dùng cũng thay đổi, sự xuất hiện của nhiều siêu thị tên tuổi như Aeon,Lotte,...người dân dần quen với thực phẩm đóng gói,bánh kẹo,mỹ phẩm đem lại cho ngành bao bì nhiều cơ hội.
Thị trường bao bì giấy Việt Nam dự kiến sẽ tăng trưởng với tốc độ 4,7% trong giai đoạn dự báo từ năm 2020 đến năm 2025. Việt Nam sẽ thúc đẩy phân khúc bao bì giấy, với các ứng dụng trong các ngành như chăm sóc cá nhân, chăm sóc sức khỏe, chăm sóc gia đình,bán lẻ và các ngành khác.Với trọng tâm hiện đang chuyển sang hướng bền vững và thân thiện với môi trường,bao bì giấy được dự đoán sẽ có sức hút với một số quốc gia đang đẩy mạnh sản phẩm bao bì giấy thay vì bao bì nhựa, vốn là mối đe dọa đáng kể đối với môi trường.Nhu cầu tái chế ngày càng cao trong nước sẽ thúc đẩy hơn nữa việc sử dụng giấy làm vật liệu đóng gói.
1.2 Loại hình doanh nghiệp ngành
Các loại hình doanh nghiệp nhánh thuộc ngành sản xuất bao bì giấy là đối tượng phù hợp với hướng dẫn chuyển đổi số này bao gồm:
-
Bao bì carton
-
Bao bì giấy
-
Bao bì in offset
2. Xu hướng phát triển ngành sản xuất bao bì giấy
Nhằm nâng cao năng lực sản xuất, cạnh tranh và đáp ứng tối đa, nhanh nhất nhu cầu thị trường, các doanh nghiệp sản xuất bao bì giấy có những đầu tư nhiều vào công nghệ theo các xu hướng chính sau:
2.1 Đầu tư các dây chuyền sản xuất công nghệ hiện đại, tự động hóa các khâu sản xuất phức tạp liên hoàn
Ðể tối ưu hóa sản xuất, nâng cao năng suất lao động và đảm bảo chất lượng sản phẩm
2.2 Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản trị doanh nghiệp
Ứng dụng các công nghệ hiện đại trong hoạt động quản trị, vận hành kinh doanh của doanh nghiệp nhằm nâng cao năng lực quản trị.
2.3 Kết nối IoT
Tích hợp kết nối hệ thống phần mềm với các thiết bị máy móc nhằm có số liệu thống kê về sản xuất nhanh nhất, giảm tối đa sự sai sót do con người, giúp doanh nghiệp đánh giá kịp thời tình hình sản xuất kinh doanh và hỗ trợ ra quyết định nhanh.
3. Khung chuyển đổi số ngành sản xuất bao bì giấy
Giải pháp cơ bản
Là các giải pháp và dịch vụ cơ bản, nền tảng hầu hết lĩnh vực nào cũng cần sử dụng như Tài chính kế toán, Kinh doanh/Marketing, Nhân sự,Vận hành.
(Xem chi tiết tại Giải pháp chuyển đổi số cơ bản)
Kỹ năng cần đào tạo
Mô tả trong Danh mục Kỹ năng công nghệ cần đào tạo
4. Giải pháp chuyên dụng cấp độ 1
Tập trung chuẩn hóa quy trình, dữ liệu Master Data và số hóa một số hoạt động cơ bản
4.1 Kiểm soát quy trình khách hàng và quá trình sản xuất mẫu
Kiểm soát nhu cầu khách hàng qua hệ thống phần mềm
Lợi ích:
-
Cho phép theo dõi và tổng hợp nhu cầu đầy đủ của khách hàng: file market, hình ảnh mẫu, yêu cầu đặc thù mẫu,…
-
Quản lý sát tiến độ thực hiện yêu cầu, nâng cao chất lượng dịch vụ, tạo niềm tin cho khách hàng và tăng cơ hội bán hàng.
Quy mô đáp ứng: Nhỏ, vừa
Theo dõi, kiểm soát quá trình làm mẫu
Lợi ích:
-
Theo dõi bài bản, chặt chẽ quá trình làm mẫu, đảm bảo chất lượng mẫu.
-
Cung cấp kịp thời thông tin ngay trong quá trình làm mẫu, đảm bảo tiến độ giao mẫu cho khách hàng.
Quy mô đáp ứng: Nhỏ, vừa
4.2 Tự động tạo hệ thống mã, quản trị định mức (BOM)
Quản trị bộ mã thành phẩm, bán thành phẩm theo dòng chảy sản phẩm: giấy cuộn, giấy tờ, phôi sóng,tờ in, phụ kiện, lắp ráp.
Lợi ích:
-
Quản trị bộ mã khoa học giúp theo dõi và phân tích số liệu toàn diện cho tất cả các nghiệp vụ liên quan tới hàng hóa như: mua hàng, kho, sản xuất, QC.
-
Báo cáo số liệu khoa học, dễ tổng hợp.
Quy mô đáp ứng: Siêu nhỏ, nhỏ, vừa
Quản trị được dữ liệu định mức BOM
Lợi ích:
-
Hỗ trợ chính xác, nhanh chóng các nghiệp vụ khác liên quan tới định mức: nhu cầu vật tư, sản xuất, mua hàng.
-
Làm cơ sở kiểm soát tốt hao phí sản xuất thực tế, nhận biết sớm các vấn đề của sản xuất kém hiệu quả.
Quy mô đáp ứng: Siêu nhỏ, nhỏ, vừa
4.3 Tự động tính nhu cầu sử dụng nguyên giấy
Tính nhu cầu vật tư, nguyên liệu giấy tự động
Lợi ích:
-
Tiết kiệm rất nhiều thời gian trong việc tổng hợp số liệu để tính toán ra nhu cầu vật tư, nguyên liệu.
-
Ðáp ứng nhanh và có độ chính xác cao cho nhu cầu vật tư phục vụ sản xuất.
Quy mô đáp ứng: Nhỏ, vừa
4.4 Quản trị giá thành theo dòng chảy sản phẩm
Tính giá thành chi tiết theo dòng chảy sản phẩm (nhiều công đoạn)
Lợi ích:
-
Hỗ trợ quản trị tốt giá vốn từng bán thành phẩm công đoạn, thành phẩm: giấy cuộn, giấy tờ và phôi sóng, tờ in, phụ kiện, lắp ráp.
-
Hỗ trợ phân tích được chi tiết cấu thành giá vốn thành phẩm để tạo lợi thế cạnh tranh trong giá bán do tối ưu được chi phí sản xuất.
Quy mô đáp ứng: Siêu nhỏ, nhỏ, vừa
5. Giải pháp chuyên dụng cấp độ 2
Tập trung vào chuyển đổi số chuyên sâu cho các bộ phận/nghiệp vụ nhằm nâng cao năng lực, hiệu quả trong thực hiện; theo dõi, giám sát điều hành và quản trị nội bộ doanh nghiệp;
5.1 Quản lý khuôn và thay đổi kỹ thuật (ECN)
Quản lý khuôn theo trạng thái,tuổi thọ
Lợi ích:
-
Hỗ trợ đảm bảo việc sử dụng khuôn hiệu quả, tối ưu số lần sử dụng theo tuổi thọ.
-
Ðảm bảo chất lượng hàng hóa dựa theo trạng thái khuôn sử dụng, hệ thống cảnh báo nếu quá số lần sử dụng.
Quy mô đáp ứng: Siêu nhỏ, nhỏ, vừa
Quản lý thông báo thanh đổi kỹ thuật (ECN)
Lợi ích: Hỗ trợ rất hiệu quả công tác quản lý sản xuất khi có thay đổi bất kỳ thông tin liên quan tới kỹ thuật; giảm thất thoát về chi phí do hàng hỏng/hàng sai tiêu chuẩn kỹ thuật.
Quy mô đáp ứng: Siêu nhỏ, nhỏ, vừa
5.2 Phần mềm quản trị sản xuất theo dòng chảy sản phẩm
Theo dõi tiến độ sản xuất theo đơn đặt hàng
Lợi ích:
-
Hỗ trợ hiệu quả quản lý tiến độ thực hiện đơn hàng: đang sản xuất, đã nhập kho, chờ xuất hàng, đã xuất hàng, còn lại phải sản xuất.
-
Giúp nhà quản trị nắm bắt nhanh tình hình chung sản xuất tổng thể.
-
Hỗ trợ bộ phận kinh doanh cung cấp thông tin nhanh cho khách hàng về tiến độ thực hiện.
Quy mô đáp ứng: Siêu nhỏ, nhỏ, vừa
Hỗ trợ tính toán kế hoạch sản xuất hiệu quả
Lợi ích: Tiết kiệm rất nhiều thời gian cho việc tổng hợp số liệu để tính toán ra kế hoạch sản xuất dựa vào một số tiêu chí chính yếu: thời gian giao hàng, cùng khổ giấy, cùng khuôn, cùng pantone màu (in),…
Quy mô đáp ứng: Nhỏ, vừa
Cho phép tính nhu cầu sử dụng nguyên liệu chính – giấy – theo forecast
Lợi ích: Hỗ trợ chủ động nguyên liệu giấy theo sản lượng forecast đáp ứng nhanh và sát nhu cầu sản xuất.
Quy mô đáp ứng: Nhỏ, vừa
Quản trị sản xuất theo từng công đoạn, thao tác sản xuất
Lợi ích:
-
Hỗ trợ theo dõi chi tiết từng công đoạn: giấy cuộn, giấy tờ và phôi sóng, tờ in, phụ kiện, lắp ráp. Hỗ trợ phân tích nhanh tỷ lệ tiêu hao, hao hụt hiệu quả theo từng công đoạn so với BOM, kịp thời điều chỉnh sản xuất hoặc phải thay đổi tỷ lệ BOM cho phù hợp. Tiết kiệm và sử dụng hiệu quả nguồn lực sản xuất, giảm chi phí sản xuất, giảm giá vốn sản phẩm.
-
Hỗ trợ theo dõi chi tiết tới từng thao tác sản xuất: chia cuộn, chạy sóng (B,E,…), xả tờ, in, phủ, cán màng, bồi, bế, cắt, dán,…
-
Nâng cao năng suất sử dụng máy móc, tiết kiệm nhiều nguồn lực sản xuất, giảm thời gian chờ tối đa khi thao tác sản xuất (thay khuôn, thay màu in, …).
Quy mô đáp ứng: Nhỏ, vừa
Quản lý tập trung tài liệu, dữ liệu khách hàng
Tính năng: Lưu trữ tập trung tất cả các dữ liệu thu thập được từ khách hàng, các lịch sử giao dịch, lịch sử làm việc với khách hàng
Lợi ích:
-
Dễ dàng trong công tác tra cứu, tìm hiểu thông tin
-
Sớm nhận biết các rủi ro có thể phát sinh trong giao dịch với khách hàng
Quy mô đáp ứng: Nhỏ, vừa
Cho phép phân tích tiêu hao, hao hụt hiệu quả
Lợi ích:
-
Hỗ trợ phân tích nhanh tỷ lệ tiêu hao, hao hụt hiệu quả theo từng công đoạn so với BOM, kịp thời điều chỉnh sản xuất hoặc phải thay đổi tỷ lệ BOM cho phù hợp.
-
Tiết kiệm và sử dụng hiệu quả nguồn lực sản xuất, giảm chi phí sản xuất, giảm giá vốn sản phẩm.
Quy mô đáp ứng: Nhỏ, vừa
5.3 Kết nối IOT các thiết bị máy móc sản xuất
Kết nối trực tiếp các thiết bị, máy móc sản xuất phục vụ thống kê sản xuất thông qua PLC, internet.
Lợi ích:
-
Tiết kiệm thời gian thống kê dữ liệu sản xuất.
-
Cung cấp dữ liệu sản xuất realtime.
-
Nâng cao tính chính xác dữ liệu.
Quy mô đáp ứng: Nhỏ, vừa
5.4 Nâng cao vận hành thông qua thiết bị Handheld, mobile apps
Nâng cao nghiệp vụ vận hành thông qua các thiết bị handheld, mobile apps.
Lợi ích:
-
Tối ưu hóa nghiệp vụ quản lý kho thông qua thiết bị không dây PDA; thiết bị tablet cho xe nâng.
-
Hỗ trợ thông báo nhanh thay đổi kỹ thuật (ECN) cho khu vực sản xuất thông qua mobile apps.
-
Hỗ trợ công tác kiểm soát chất lượng thông qua Mobile Apps.
Quy mô đáp ứng: Nhỏ, vừa
5.5 Nâng cấp độ tương tác chủ động với khách hàng trên đa nền tảng: Web app, mobile app
Ðặt hàng trên web app, mobile app
Lợi ích:
-
Cung cấp dịch vụ chủ động cho khách hàng.
-
Tiết kiệm thời gian thực hiện tổng hợp số liệu cho kinh doanh: sale admin.
Quy mô đáp ứng: Siêu nhỏ, nhỏ, vừa
Nâng cao tương tác và chăm sóc khách hàng
Lợi ích:
-
Hỗ trợ khách hàng tự theo dõi được tiến độ thực hiện hàng mẫu, đơn hàng: sản xuất, lịch giao hàng.
-
Thông tin kịp thời chính sách của công ty tới khách hàng giúp gia tăng cơ hội bán hàng.
Quy mô đáp ứng: Siêu nhỏ, nhỏ, vừa
6. Giải pháp chuyên dụng cấp độ 3
Tập trung vào chuyển đổi số, kết nối với các giải pháp, đối tượng bên ngoài doanh nghiệp nhằm hoàn thiện chuyển đổi số cho doanh nghiệp, tạo sự đột phá mới trong hoạt động kinh doanh
6.1 Tự động lập dự báo kế hoạch sản xuất kinh doanh (Sale forecast, MRP)
-
Giải pháp: Tự lên dự báo kế hoạch kinh doanh (Sale forecast)
-
Tính toán kế hoạch cung ứng nguyên liệu MRP.
Lợi ích:
-
Hỗ trợ kinh doanh lập dự báo thị trường dựa vào việc phân tích dữ liệu cũ và mức độ tăng trưởng.
-
Hỗ trợ công tác MRP theo Sale forecast nâng cao tính chủ động cho việc cung ứng nguồn nguyên liệu cho sản xuất, hạn chế tối đa không làm gãy chuỗi cung ứng khi tăng sản lượng kinh doanh.
Quy mô đáp ứng: Siêu nhỏ, nhỏ, vừa
6.2 Tra cứu, xác thực sản phẩm trên nền tảng web
Giải pháp: Cho phép khách hàng kiểm tra nguồn gốc thực của sản phẩm trên nền tảng web
Lợi ích:
-
Bảo vệ thương hiệu khỏi tình trạng làm giả, làm nhái.
-
Khách hàng sẽ tự tin hơn khi mua sản phẩm.
Quy mô đáp ứng: Siêu nhỏ, nhỏ, vừa
6. 3 Tham gia thị trường thương mại điện tử toàn cầu (marketplace)
Giải pháp: Cho phép khách hàng ở nước ngoài tiếp cận giới thiệu sản phẩm qua internet thông qua việc tham gia các Marketplace
Lợi ích: Tiếp cận được KH toàn cầu, mở rộng thị trường, tăng doanh thu.
Quy mô đáp ứng: Vừa
6.4 Quảng cáo số
Giải pháp: Quảng cáo số và chia sẻ tài nguyên.
Lợi ích:
-
Sử dụng các nền tảng quảng cáo số để các doanh nghiệp có sự tương đồng về tệp khách hàng, loại sản phẩm,... có thể chia sẻ tài nguyên, cùng giúp nhau phát triển thương hiệu, bán hàng
-
Giảm thiểu chi phí quảng cáo
-
Tăng hiệu quả truyền thông thương hiệu và sản phẩm
Quy mô đáp ứng: Vừa
6.5 Trợ lý ảo
Giải pháp: Sử dụng rô bốt thông minh, giải pháp AI để thực hiện các hoạt động CSKH.
Lợi ích:
-
Giảm thiểu nhân lực.
-
Phục vụ được KH 24/7.
Quy mô đáp ứng: Vừa
7. Giải pháp chuyển đổi số cơ bản
Ngoài các giải pháp chuyển đổi số cho chuyên ngành sản xuất bao bì đã trình bày ở trên,doanh nghiệp còn phải chuyển đổi số các hoạt động vận hành nói chung như: Tài chính kế toán,Kinh doanh-Marketing,Quản trị nhân sự,Sản xuất và các Hoạt động điều hành khác.Các giải pháp chuyển đổi số bao gồm phần mềm/nền tảng,hạ tầng và dịch vụ.
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN CHUYỂN ĐỔI SỐ |
Đặt bước chân đầu tiên vào chuyến hành trình Chuyển đổi số của bạn với HST Consulting! Đăng ký ngay để nhận sự tư vấn chuyên sâu, đội ngũ chuyên gia tận tâm của chúng tôi sẽ giúp bạn tối ưu hóa hiệu suất kinh doanh và khám phá những cơ hội đầy tiềm năng trong thế giới số. |
8. Kỹ năng công nghệ cần đào tạo
9. Tiêu chí chuyển đổi số
9.1 Tiêu chí đánh giá mức độ chuyển đổi số của doanh nghiệp vừa và nhỏ
-
Đặc điểm của doanh nghiệp vừa và nhỏ
Các đặc điểm sau đây được xét đến khi xác định lộ trình chuyển đổi số của doanh nghiệp vừa và nhỏ:
-
Vốn đầu tư không lớn
-
Bộ máy quản lý mềm dẻo, gọn nhẹ và phụ thuộc cá nhân
-
Chịu tác động tức thì từ các biến động thị trường
Doanh nghiệp vừa và nhỏ có vốn đầu tư không lớn
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường gặp hạn chế trong việc tiếp cận nguồn vốn đầu tư do quy mô hoạt động của họ. Do đó, việc đầu tư vào các dự án chuyển đổi số cũng bị ảnh hưởng bởi tình trạng này.
Với số lượng vốn đầu tư có hạn, các doanh nghiệp cần đặt ưu tiên cho các khoản đầu tư mang lại lợi ích trực tiếp trong ngắn hạn. Vì vậy, các dự án chuyển đổi số thường phải được đầu tư sao cho có thể dự đoán được kết quả, thông qua việc tập trung vào các dự án theo khuôn mẫu.
Doanh nghiệp vừa và nhỏ có bộ máy quản lý mềm dẻo,gọn nhẹ và phụ thuộc cá nhân
Với bộ máy quản lý mềm dẻo và gọn nhẹ, hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ có người sáng lập đồng thời đảm nhiệm nhiều vai trò khác nhau trong hoạt động của doanh nghiệp, thậm chí là doanh nghiệp gia đình.
Vì vậy, khi triển khai các công cụ và giải pháp chuyển đổi số, cần đảm bảo tính hài hoà giữa nhu cầu kiểm soát hoạt động doanh nghiệp và quan hệ cá nhân. Việc triển khai này cũng cần phải tránh các xung đột lợi ích và va chạm không đáng có trong quan hệ làm việc.
Doanh nghiệp vừa và nhỏ chịu tác động tức thì từ các biến động thị trường
Trong chuỗi cung ứng chung, doanh nghiệp vừa và nhỏ luôn là điểm nhạy cảm nhất và chịu tác động ngay lập tức của mọi biến động thị trường, bất kể tích cực hay tiêu cực.
Do đó, quá trình chuyển đổi số ở doanh nghiệp vừa và nhỏ phải được thực hiện một cách linh hoạt, với nhiều giai đoạn tăng tốc và giảm tốc xen kẽ. Ngoài ra, việc chuyển hướng hoạt động cũng có thể kéo theo chuyển đổi số với xác suất xảy ra không hề thấp.
-
Các giai đoạn chuyển đổi số của doanh nghiệp vừa và nhỏ
Xét đến các đặc điểm của doanh nghiệp vừa và nhỏ, chuyển đổi sổ ở các doanh nghiệp này được chia thành ba giai đoạn: Sẵn sàng, Tăng tốc, và Bứt phá.
Giai đoạn Sẵn sàng
Giai đoạn khởi động chuyển đổi số được gọi là giai đoạn Sẵn sàng. Tại giai đoạn này, doanh nghiệp bắt đầu tiến hành số hóa các hoạt động cốt lõi trong mô hình kinh doanh của mình, đồng thời xây dựng năng lực con người từ trình độ cao đến thấp để chuẩn bị cho các giai đoạn chuyển đổi số tiếp theo.
Giai đoạn Tăng tốc
Giai đoạn Tăng trưởng là giai đoạn doanh nghiệp đã hoàn thiện chuyển đổi số cho các hoạt động kinh doanh cốt lõi và bắt đầu mở rộng chuyển đổi số sang các hoạt động mang lại giá trị gia tăng.
Ngoài ra, trong giai đoạn này, doanh nghiệp cũng tích hợp hệ thống vận hành trên nền tảng số với các đối tác và nhà cung cấp để tối ưu hóa toàn bộ chuỗi cung ứng và nâng cao năng suất hoạt động.
Giai đoạn Bứt phá
Trong suốt quá trình chuyển đổi số, việc xây dựng và sử dụng các giải pháp và công cụ kỹ thuật số là rất quan trọng, bao gồm cả việc tạo và quản lý dữ liệu liên quan đến các hoạt động kinh doanh.
Các giai đoạn chuyển đổi đều liên quan đến việc duy trì và nâng cấp các hoạt động ghi nhận, thu thập và phân tích thông tin về khách hàng và thị trường, tạo điều kiện cho doanh nghiệp sáng tạo và phát triển sản phẩm, dịch vụ mới dựa trên nền tảng số, mở rộng cơ hội kinh doanh và tăng tính cạnh tranh.
Trong giai đoạn bứt phá, doanh nghiệp đã hoàn toàn chuyển đổi sang nền tảng số, giúp cho các cơ hội kinh doanh mới trở nên khả thi.
-
Đánh giá mức độ chuyển đổi số của doanh nghiệp vừa và nhỏ
Đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, việc đánh giá mức độ chuyển đổi số có thể được thực hiện bằng cách kiểm tra các giải pháp và công cụ chuyển đổi số đã và đang được doanh nghiệp sử dụng, nhằm đảm bảo rằng các hoạt động cốt lõi đã được số hoá và tích hợp trên nền tảng số. Điều này bao gồm cả việc tạo dữ liệu, ghi nhận và phân tích thông tin kế toán, thông tin khách hàng, thông tin thị trường, cũng như duy trì và nâng cấp các giải pháp và công cụ chuyển đổi số trong suốt quá trình phát triển của doanh nghiệp.
Các giải pháp và công cụ chuyển đổi số được phân loại và đánh giá tương ứng với từng giai đoạn chuyển đổi số của doanh nghiệp vừa và nhỏ. Những giải pháp và công cụ này được đưa vào danh mục và có thể được sử dụng như một chỉ số để đo lường mức độ chuyển đổi số của doanh nghiệp. Danh mục này được xây dựng dựa trên ảnh hưởng của chúng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Để đánh giá mức độ chuyển đổi số của doanh nghiệp, ta sử dụng các giải pháp và công cụ chuyển đổi số làm chỉ số đánh giá, với giả định rằng chúng đã và đang được doanh nghiệp sử dụng thường xuyên và liên tục trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp cho rằng tác dụng của một giải pháp hoặc công cụ chưa được rõ ràng, thì việc đánh giá tác dụng của chúng cũng chưa đầy đủ trong ngữ cảnh chuyển đổi số toàn diện và triệt để.
5.2 Lựa chọn giải pháp và công cụ cho các giai đoạn chuyển đổi số
Từ các tiêu chí xác định và đánh giá mức độ chuyển đổi số cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, các giải pháp và công cụ chuyển đổi số được xác định cho từng giai đoạn chuyển đổi số, cũng như cho yêu cầu xuyên suốt các giai đoạn, dựa trên các tiêu chí sau đây:
-
Tính sẵn có
-
Chất lượng giải pháp và công cụ, và dịch vụ kèm theo
-
Kinh nghiệm và sự hiểu biết của nhà cung cấp đối với ngành nghề của doanh nghiệp vừa và nhỏ
-
Tính linh hoạt khi đầu tư
Tính sẵn có
Các giải pháp và công cụ được chọn cần có sẵn trên thị trường Việt Nam để doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể dễ dàng tìm thấy và sử dụng ngay, hoặc có thể truy cập thông qua môi trường Internet với giao diện và cách sử dụng dễ hiểu và thích hợp cho người dùng Việt.
Chất lượng giải pháp và công cụ, và dịch vụ kèm theo
Để đảm bảo sự hiệu quả của chuyển đổi số trong doanh nghiệp vừa và nhỏ, các giải pháp và công cụ được lựa chọn phải đáp ứng yêu cầu về chất lượng và ổn định. Điều này đảm bảo rằng các giải pháp và công cụ có thể thực hiện các nghiệp vụ cần thiết của doanh nghiệp một cách đáng tin cậy.
Ngoài ra, việc triển khai giải pháp và công cụ cũng như các dịch vụ hậu mãi phải được thực hiện bởi các nhà cung cấp có đủ năng lực để đảm bảo tính ổn định và đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp.
Kinh nghiệm và sự hiểu biết của nhà cung cấp đối với ngành nghề của doanh nghiệp vừa và nhỏ
Các giải pháp và công cụ được lựa chọn phải có nguồn gốc từ những nhà cung cấp có kinh nghiệm và hiểu biết sâu sắc về lĩnh vực ngành nghề của doanh nghiệp vừa và nhỏ. Việc tìm kiếm và lựa chọn nhà cung cấp có kinh nghiệm trong lĩnh vực ngành nghề tương ứng tại Việt Nam là một điều kiện quan trọng để đảm bảo giải pháp và công cụ được chọn có thể đáp ứng các nhu cầu kinh doanh của doanh nghiệp.
Tính linh hoạt khi đầu tư
Các giải pháp và công cụ được lựa chọn đều phải đáp ứng được yêu cầu linh hoạt khi đầu tư:
-
Đầu tư theo phân đoạn, đầu tư đến đâu dùng được đến đấy
-
Nhà cung cấp có dịch vụ bảo hành bảo trì cho kết quả đầu tư, kể cả đầu tư phân đoạn
-
Có thể tính trước thiệt hại trong trường hợp ngừng đầu tư hoặc ngừng sử dụng giải pháp và công cụ
Liên hệ chuyên gia tư vấn Chuyển đổi số: https://izisolution.vn/lien-he/
Hotline: 096 4578 234