Cẩm nang Chuyển đổi số Ngành Nông nghiệp cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
Tư vấn và triển khai: Chuyển đổi số
1. Tổng quan thị trường ngành Nông, Lâm nghiệp
Giới thiệu tổng quan về thị trường hiện nay như:
-
Số lượng 24.200 doanh nghiệp thuộc ngành/lĩnh vực trên toàn quốc, bên cạnh đó số lượng trang trại trên toàn quốc là 23.000 trang trại
- Dự báo đến năm 2030, Việt Nam sẽ có khoảng 100.000 doanh nghiệp nông nghiệp, 30.000 hợp tác xã, hàng trăm ngàn tổ tác xã, trang trại,… vì vậy sẽ cần một lượng lớn lao động trong lĩnh vực Nông nghiệp
-
Số lượng Lao động trong ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản: Hiện nay, cả nước có khoảng 18 triệu lao động làm trong lĩnh vực nông - lâm - thủy sản, trong đó chỉ có 4,31 triệu lao động đã qua đào tạo (chiếm khoảng 28% toàn bộ lực lượng lao động toàn quốc)
-
Đóng góp bao nhiêu (giá trị, 14%) cho GDP quốc gia. Giai đoạn 2011-2015 tăng trưởng đạt trung bình 3,1%. Những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng GDP nông nghiệp có xu hướng chậm lại, riêng năm 2020, mặc dù gặp nhiều khó khăn về thời tiết và dịch bệnh, ngành Nông nghiệp Việt Nam vẫn đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ. Giá trị sản xuất toàn ngành trong năm 2020 tăng 2,75% so với năm 2019. Trong đó, nông nghiệp tăng 2,7%; lâm nghiệp tăng 2,4%; thủy sản tăng 3,3%; GDP toàn ngành dự kiến tăng 2,65%
2. Xu hướng phát triển ngành Nông nghiệp
Xu hướng Kinh tế chia sẻ
Sự phát triển của các ngành kinh tế, đặc biệt là nông nghiệp và công nghiệp toàn cầu, được hậu thuẫn và định hình lại bởi sự bùng nổ của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 và xu hướng phát triển nhanh của kinh tế chia sẻ.
Xu hướng Kinh tế hợp tác
Đẩy mạnh việc chuyển đổi HTX nông nghiệp theo Luật HTX; thực hiện Đề án phát triển 15.000 HTX, liên hiệp HTX nông nghiệp hoạt động hiệu quả (Quyết định số 461/QĐ-TTg ngày 27/4/2018), Kế hoạch thí điểm mô hình đưa cán bộ trẻ về làm việc tại HTX nông nghiệp; thực hiện Nghị định số 98/2018/NĐ-CP về chính sách khuyến khích hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp…
Số lượng HTX, trang trại nông nghiệp tiếp tục tăng, hoạt động theo luật và dần thích nghi với cơ chế thị trường. Tính đến năm 2019, đã có tổng cộng 45 Liên hiệp HTX nông nghiệp và 15.300 HTX nông nghiệp, trong đó có gần 73% hoạt động hiệu quả (tăng 22% so với năm 2018). Tỷ lệ HTX tham gia dịch vụ tiêu thụ nông sản cho xã viên tăng từ dưới 10% trước đây lên 24,5%.
Xu hướng chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành
Trong 5 năm 2016 - 2020, ngành trồng trọt tiếp tục đẩy mạnh việc đổi đất lúa kém hiệu quả sang các cây trồng khác cho hiệu quả kinh tế cao hơn, giá trị tăng từ 3 - 8 lần so với trồng lúa, trong đó chủ yếu chuyển đổi sang cây ăn quả, rau an toàn, hoa. Tuy nhiên, tỷ trọng GTSX trồng trọt trong tổng giá trị SXNN có chiều hướng giảm từ sau năm 2018 do xu hướng chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành, giảm bớt lương thực và nguyên liệu ngành cung cấp và ảnh hưởng của BĐKH, dịch bệnh diễn biến thất thường.
Xu hướng về nông sản hữu cơ
Nền nông nghiệp hữu cơ trên thế giới đang có xu hướng phát triển khá nhanh. Trước tốc độ như hiện nay, nền nông nghiệp hữu cơ sẽ góp phần vào bảo vệ môi trường, hệ sinh thái và quan trọng nhất là bảo vệ sức khỏe con người, tạo nên những thực phẩm an toàn cho người tiêu dùng, mang lại giá trị hữu ích cho xã hội. Ngày nay, việc thực phẩm có khả năng gây nguy hại đến sức khỏe ngày càng được quan tâm, đặc biệt là tại các quốc gia Châu Âu, Châu Mỹ,…
Việc thực phẩm có tồn dư các hóa chất độc hại ngày càng bị tẩy chay hoặc cấm nhập khẩu vào các nước đã tạo ra xu hướng tiêu dùng mới với các sản phẩm hữu cơ. Bằng chứng từ việc ngày càng có nhiều nhà sản xuất, nhà phân phối thực phẩm hữu cơ ra đời để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Trên thực tế, lượng thực phẩm hữu cơ được đáp ứng vẫn chưa đủ cho nhu cầu của người tiêu dùng trên thế giới.
Xu hướng sản xuất nông sản phù hợp với điều kiện của từng vùng, miền
Bộ Nông nghiệp và PTNT đã chỉ đạo xây dựng, rà soát và điều chỉnh các quy hoạch ngành hàng để đã xác định rõ những vùng sản xuất sản phẩm, ngành hàng có lợi thế cạnh tranh, phù hợp với điều kiện của từng vùng, miền; xác định rõ mục tiêu phát triển, đưa ra các phương án bố trí sản xuất, những nhiệm vụ ưu tiên, các giải pháp phù hợp để ứng phó với BĐKH, tình trạng biến động thị trường tiêu thụ trong nước và trên thế giới trong dài hạn.
Vì vậy, đã góp phần hình thành nhiều vùng chuyên canh, sản xuất nông nghiệp hàng hoá lớn gắn với chế biến và tiêu thụ như: lúa gạo (ĐBSCL, Đồng bằng sông Hồng), cà phê (Tây Nguyên), cao su (Tây Nguyên, Đông Nam bộ), điều, tiêu (Đông Nam bộ), mía đường (Bắc Trung bộ, ĐBSCL), nuôi trồng thủy sản (ĐBSCL, Nam Trung bộ), chăn nuôi gia súc (Đông Nam bộ, Đồng bằng sông Hồng)...
Xu hướng ứng dụng KHCN vào sản xuất Nông sản
KHCN, nhất là công nghệ cao trong bối cảnh thực hiện cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0 được chuyển giao và ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp ngày càng nhiều. Bộ Nông nghiệp và PTNT đã tiến hành điều chỉnh cơ cấu các nhiệm vụ KHCN và khuyến nông theo hướng ưu tiên các nhiệm vụ nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng CNC, sản xuất nông nghiệp sạch. Các mô hình CNC, công nghệ tiên tiến đã không còn xa lạ với người nông dân và doanh nghiệp, và ngày càng được ứng dụng nhiều hơn trong từng khâu hoặc trong cả chuỗi nuôi trồng, sản xuất để mang lại giá trị gia tăng cao cho sản phẩm nông nghiệp.
Xu hướng khuyến khích Doanh nghiệp đầu tư sản xuất, kinh doanh trong nông nghiệp
Lực lượng doanh nghiệp nông nghiệp ngày càng lớn mạnh và tâm huyết đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn hơn, đang trở thành nòng cốt trong chuỗi giá trị nông sản. Năm 2019, số doanh nghiệp NLTS thành lập mới là 2.756 doanh nghiệp, tăng 25,3% so với năm 2018, nâng tổng số doanh nghiệp nông nghiệp lên 12.581 doanh nghiệp, tăng 36,23% (NLTS là một trong những lĩnh vực có số doanh nghiệp quay lại hoạt động cao hơn đáng kể so với lượng tạm ngừng).
Thời gian qua, các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) được sắp xếp lại và đổi mới cơ chế hoạt động, trọng tâm là đẩy mạnh cổ phần hóa, thoái vốn đầu tư ra ngoài ngành để tập trung vào những lĩnh vực then chốt để hoạt động có hiệu quả hơn; vốn nhà nước tại các doanh nghiệp được bảo toàn và phát triển. Để thực hiện chuyển đổi DNNN, Bộ đã nhanh chóng triển khai các văn bản pháp luật, chính sách của nhà nước về giao, bán, khoán, cho thuê, giải thể, phá sản DNNN, thoái vốn nhà nước…
Tính đến năm 2019, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Phương án tổng thể đối với 40 địa phương, tập đoàn; tổng công ty đạt 97,56%, với 253/256 công ty nông, lâm nghiệp (đạt 98,83%). Số lượng công ty nông, lâm nghiệp đã sắp xếp chuyển sang hoạt động theo mô hình mới đạt là 160/256 công ty (chiếm 62,5%); năm 2019, hoàn thành sắp xếp chuyển sang hoạt động theo mô hình mới cho 69 công ty (luỹ kế) và ước tính cơ bản hoàn thành công tác này trong năm 2020. Nhìn chung sau khi được cổ phần hoá, đổi mới mô hình hoạt động, các doanh nghiệp, công ty nông, lâm nghiệp đã hoạt động hiệu quả hơn.
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN CHUYỂN ĐỔI SỐ |
Đặt bước chân đầu tiên vào chuyến hành trình Chuyển đổi số của bạn với HST Consulting! Đăng ký ngay để nhận sự tư vấn chuyên sâu, đội ngũ chuyên gia tận tâm của chúng tôi sẽ giúp bạn tối ưu hóa hiệu suất kinh doanh và khám phá những cơ hội đầy tiềm năng trong thế giới số. |
3. Chuyển đổi số SME ngành nông nghiệp
4. Giải pháp chuyên dụng Cấp độ 1
Nhật ký điện tử
Mô tả giải pháp:
Phần mềm hỗ trợ sản xuất ghi lại toàn bộ thông tin quá trình nuôi trồng.
Lợi ích:
-
Số hóa nhật ký nuôi, trồng.
-
Dễ dàng cập nhật thông tin về quá trình nuôi trồng bằng điện thoại thông minh, dữ liệu bao gồm text, âm thanh, hình ảnh, video
-
Cho phép xâu chuỗi theo thời gian, lịch sử của một nông sản
-
Cho phép tìm kiếm, truy vết xuôi, ngược trong quá trình sản xuất
Quy mô đáp ứng: Siêu nhỏ, nhỏ, vừa
Truy xuất nguồn gốc
Mô tả giải pháp:
Cho phép người sử dụng, cơ quan quản lý có thể truy xuất được thông tin về sản phẩm, hàng hóa nông sản thông qua Smartphone
Lợi ích:
-
Dễ dàng truy xuất các thông tin về nông sản do chủ doanh nghiệp, nhà sản xuất cung cấp
-
Cung cấp kênh giao tiếp 2 chiều giữa nhà sản xuất và người sử dụng
Quy mô đáp ứng: Siêu nhỏ, nhỏ, vừa
Chiếu sáng nông nghiệp thông minh
Mô tả giải pháp:
Cho phép thiết lập ánh sáng phù hợp nhằm thúc đẩy sự phát triển của từng loại cây cụ thể
Lợi ích:
-
Case 1: Có 9 loại bóng đèn chiếu sáng đã được thiết lập cường độ và phổ phù hợp với 9 loại cây, với sản phẩm này chỉ cần bật và chạy, chi phí đầu tư thấp, phù hợp với hệ thống bán tự động, quy mô nhỏ
-
Case 2: Bóng đèn có thể thay đổi được cường độ và phổ, cho phép nhà sản xuất có thể tự thiết lập quy trình, thông số phù hợp với các loại cây thông qua hệ thống IoT Platform
Quy mô đáp ứng: Nhỏ, vừa
Quản lý quy trình sản xuất
Mô tả giải pháp:
Cho phép số hóa quy trình sản xuất nhanh chóng, mềm dẻo, phù hợp với nhiều loại nông sản.
Lợi ích:
-
Dễ dàng kiểm soát hoạt động nuôi trồng theo quy trình
-
Cho phép ghi lại nhật ký theo quy trình
-
Cho phép chia sẻ thông tin phục vụ truy xuất nguồn gốc
Quy mô đáp ứng: Vừa
Quản lý thực hành sản xuất nông sản tốt
Mô tả giải pháp:
Cho phép cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp có thể quản lý được quá trình sản xuất theo tiêu chuẩn thực hành sản xuất nông sản tốt.
Lợi ích:
-
Các quy trình sản xuất nông sản tốt đã được thiết lập theo tiêu chuẩn Việt Nam, Quốc tế; Doanh nghiệp, Người dân có thể áp dụng trong quá trình nuôi trồng trông sản.
-
Cho phép có quan nhà nước, doanh nghiệp có thể quản lý, giám sát được toàn bộ quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn
Quy mô đáp ứng: Nhỏ, vừa
Quản lý động chuỗi cung ứng lạnh
Mô tả giải pháp:
Sử dụng hệ thống cảm biến để giám sát và gửi các chỉ số môi trường như: độ ẩm, nhiệt độ và vị trí của hàng hóa đang được lưu trữ hoặc vận chuyển.
Lợi ích:
-
Cho phép các công ty mở rộng dịch vụ logistic bao gồm những hàng hóa nhạy cảm với môi trường hoặc dễ hư hỏng
-
Giám sát và cảnh báo người vận hành khi môi trường bảo quản đang ảnh hưởng đến chất lượng hàng hóa
Quy mô đáp ứng: Nhỏ, vừa
Quản lý, chia sẻ công cụ dụng cụ sản xuất
Mô tả giải pháp:
Cho phép chia sẻ công cụ, dụng cụ nông nghiệp nhàn rỗi
Lợi ích:
-
Cho phép các công ty mở rộng dịch vụ logistic bao gồm những hàng hóa nhạy cảm với môi trường hoặc dễ hư hỏng
-
Giám sát và cảnh báo người vận hành khi môi trường bảo quản đang ảnh hưởng đến chất lượng hàng hóa
Quy mô đáp ứng: Vừa
Nền tảng chia sẻ thông tin trong nông nghiệp
Mô tả giải pháp:
Cho phép trao đổi các thông tin cơ bản hỗ trợ sản xuất, kinh doanh trong nông nghiệp
Lợi ích:
-
Cho phép người dân mua những những thông tin cơ bản trong nông nghiệp theo dạng tín ngắn, thường xuyên
-
Cho phép các nhà cung cấp nội dung có thể bán các thông tin cơ bản phục vụ sản xuất, kinh doanh trong nông nghiệp
Quy mô đáp ứng: Siêu nhỏ, nhỏ, vừa
5. Giải pháp chuyên dụng Cấp độ 2
Hệ thống truy xuất nguồn gốc nông sản ứng dụng công nghệ Blockchain
Mô tả giải pháp:
Giải pháp cho phép truy xuất nguồn gốc nông sản chính xác, nhanh chóng, tin cậy, hỗ trợ xuất khẩu
Lợi ích:
-
Hệ thống thông tin liên thông với các hệ thống sản xuất, quản lý khác, cho phép xác thực quốc tế trong xuất khẩu nông sản
-
Truy xuất nhanh chóng tất cả các khâu của chuỗi cung ứng
-
Thông tin minh bạch, tin cậy Không cần các bên trung gian xác nhận
Quy mô đáp ứng: Vừa
Sàn nông sản với các thông tin nguồn gốc được xác thực từ vườn đến bàn ăn
Mô tả giải pháp:
Liên thông các hệ thống thông tin đảm bảo sản phẩm bày bán trên sàn thương mại có đầy đủ thông tin chính xác, tin cậy
Lợi ích:
-
Người mua dễ dàng tìm kiếm nông sản theo nhu cầu với thông tin đầy đủ, chính xác, được xác thực
-
Cho phép người bán dễ dàng đưa sản phẩm lên sàn
Quy mô đáp ứng: Siêu nhỏ, nhỏ, vừa
Nền tảng du lịch ẩm thực, du lịch xanh
Mô tả giải pháp:
Hoạt động dưới hình thức cổng thông tin du lịch kết hợp với văn hóa ẩm thực địa phương ứng dụng
Lợi ích:
-
Cho phép quản lý liên ngành giữa Văn hóa – thể thao – du lịch và Nông nghiệp
-
Quảng bá văn hóa, ẩm thực địa phương
-
Hỗ trợ tiếp cận dịch vụ, văn hóa, ẩm thực địa phương
Quy mô đáp ứng: Vừa
6. Giải pháp chuyên dụng Cấp độ 3
Hệ thống hỗ trợ khuyến nông thông minh, trả lời tự động 24/7
Mô tả giải pháp:
Kênh giao tiếp, hỏi đáp, hỗ trợ, đào tạo, chuyển giao về công nghệ, quy trình, cây, con giống, trang thiết bị phụ trợ trong nông nghiệp
Lợi ích:
-
Cung cấp thông tin kịp thời về mọi vấn đề nông nghiệp trên môi trường số
-
Kênh tương tác giữa các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, các viện trường với người dân, với hộ nông dân, hợp tác xã và doanh nghiệp sản xuất, chế biến, kinh doanh nông sản
Quy mô đáp ứng: Siêu nhỏ, nhỏ, vừa
Hệ thống quản lý, phân tích, dự báo cung cầu, thị trường
Mô tả giải pháp:
Dựa trên cơ sở dữ liệu của ngành, hệ thống cho phép phân tích dự báo cung cầu của thị trường
Lợi ích:
-
Hỗ trợ doanh nghiệp vừa, cơ quan quản lý nhà nước quy hoạch vùng trồng, vùng nuôi, quy mô sản xuất, quy mô thị trường, quản lý được nhu cầu của các đơn vị, đối tượng trong chuỗi cung ứng nông nghiệp
-
Kênh thông tin nhanh chóng, chính xác hỗ trợ doanh nghiệp, người nông dân trong việc lập kế hoạch sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm
Quy mô đáp ứng: Vừa
Hệ thống chuẩn đoán nông nghiệp bằng hình ảnh trên nền tảng AI
Mô tả giải pháp:
Hệ thống cho phép “khám bệnh” cây, con giống thông qua hình ảnh, video một cách tự động
Lợi ích:
-
Nông dân có thể nhanh chóng xác định cây, con có vấn đề bằng cách chụp ảnh và gửi lên hệ thống
-
Cho phép xác định vấn đề của cả cánh đồng, cả vườn
-
Cho phép hỗ trợ các nhà nghiên cứu AI xây dựng mô hình AI chuyên cho nông nghiệp, dựa trên những dữ liệu trên hệ thống
-
Cho phép thực hiện quá trình Training dữ liệu nông nghiệp, có sự tư vấn của chuyên gia
Quy mô đáp ứng: Siêu nhỏ, nhỏ, vừa
7. Giải pháp chuyển đổi số cơ bản
8. Kỹ năng công nghệ cần đào tạo
Liên hệ chuyên gia tư vấn Chuyển đổi số: https://izisolution.vn/lien-he/
Hotline: 096 4578 234