Cẩm nang Chuyển đổi số Ngành Dược Phẩm cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
1. Tổng quan thị trường ngành Dược
1.1 Loại hình doanh nghiệp ngành Dược
Trong những năm gần đây ngành dược Việt Nam có sự thay đổi mạnh mẽ nhờ vào nhu cầu chăm sóc sức khỏe của con người và nguồn đầu tư lớn từ các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài.Hiện tại,Việt Nam có khoảng 180 doanh nghiệp sản xuất dược phẩm và 224 cơ sở sản xuất nhà máy trong nước đạt tiêu chuẩn GMP (thực hành tốt sản xuất thuốc),vì vậy,ngành Dược đang có những cơ hội,thách thức và chiến lược phát triển giai đoạn mới đầy triển vọng.
Việt Nam hiện là một nền kinh tế đang có tốc độ tăng trưởng cao,thu nhập gia tăng khiến người tiêu dùng mạnh tay hơn cho các khoản chi phí liên quan đến sinh hoạt và y tế.Từ thực trạng này,Việt Nam hàng năm phải nhập khẩu thuốc trên không ngừng tăng qua các năm,tốc độ gia tăng về kim ngạch từ năm 2005 đến nay đạt trung bình 14 - 15%/năm và năm nào cũng tăng hơn năm trước.Kết thúc năm 2020, tổng doanh thu mảng dược phẩm Việt Nam cán mốc 6.4 tỷ USD,tăng trưởng dương 2% so với năm 2019.giảm rõ rệt so với
15% của năm 2019.Các nhóm thuốc tăng trưởng mạnh nhất là ức chế miễn dịch (40%), vaccine (36%), ung thư (13%), đái tháo đường (11%).
Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, số dân Việt Nam có độ tuổi từ 65 trở lên dự kiến đạt 7,4 triệu người vào cuối năm nay, tăng gần 7,9% trong tổng số dân cả nước và thậm chí đến năm 2050 ước đạt 18,1%. Ðiều này có nghĩa là, khi tốc độ già hóa gia tăng, nhu cầu chăm sóc sức khỏe cũng sẽ tăng theo, dẫn đến tỷ lệ sử dụng bảo hiểm y tế tăng lên và do đó, ngành Dược có nhiều cơ hội phát triển hơn.
Chi tiêu bình quân đầu người dành cho thuốc và các thực phẩm chức năng tại Việt Nam đã tăng từ 37,97 USD/ người vào năm 2015 lên 56USD/ người vào cuối năm 2017. Nếu tính chung chi phí y tế, tỷ lệ chi tiêu cho thuốc tại Việt Nam đang chiếm 33%, trong khi con số này ở Trung Quốc là 39 %, Thái Lan 34%, còn Australia là 16%.
1.2. Loại hình doanh nghiệp ngành dược
Phân theo đặc thù hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp dược phẩm được chia theo các nhóm như sau:
-
Nhóm chuyên sản xuất
Nhóm chuyên sản xuất đang chiếm tỷ lệ 40% tương đương 74 doanh nghiệp với tiêu biểu là các doanh nghiệp như CTCP Dược Hậu Giang, CTCP Traphaco, CTCP Pymepharco, CTCP Xuất nhập khẩu Y tế Domesco, CTCP Dược phẩm Imexpharm…
-
Nhóm doanh nghiệp chuyên phân phối
Nhóm doanh nghiệp chuyên phân phối, kinh doanh dược phẩm, trang thiết bị y tế chiếm tỷ lệ 60% tương đương 106 doanh nghiệp bao gồm các công ty tiêu biểu như CTCP Dược phẩm Vimedimex, CTCP Dược liệu TW2 (Phytopharma), Công ty TNHH Dược phẩm Khương Duy, CTCP Dược phẩm Trung ương Codupha, Tổng công ty Dược Việt Nam (Vinapharm)…
2. Xu hướng phát triển ngành
Quá trình chuyển đổi số là một quá trình đầy hứa hẹn, nó không chỉ giúp các doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, kiểm soát được các rủi ro, tối ưu nguồn lực, tăng hiệu quả kinh doanh mà còn giúp các doanh nghiệp tiếp cận khách hàng dễ dàng hơn, rộng rãi hơn và nhanh chóng hơn bao giờ hết. Ðây là cơ hội để giúp các doanh nghiệp dược tìm kiếm được cho mình mô hình kinh doanh linh hoạt hơn, bắt kịp xu hướng hiện đại. Cùng với đó, chuyển đổi số cũng là cánh cửa để các doanh nghiệp dược tăng năng suất lao động, thúc đẩy không ngừng tính đổi mới sáng tạo, tự động hóa, đảm bảo nguồn cung ứng dược phẩm trong nước.
Khi số hóa, cơ hội rộng mở cho tất cả các doanh nghiệp từ lớn đến nhỏ, doanh nghiệp nào nhạy bén trong công nghệ, bắt nhịp được sự thay đổi của thời đại thì sẽ có những bước phát triển nhảy vọt. Ðặc biệt đối với các doanh nghiệp sản xuất thuốc, thực phẩm chức năng, đây là cơ hội để họ phát huy hết hiệu năng của doanh nghiệp mình.
01. Xây dựng hệ thống bán hàng, marketing tự động hóa, đa nền tảng (sàn TMĐT, website, MXH,…)
Ðể tối ưu hóa tương tác với khách hàng, tăng trải nghiệm khách hàng trên nhiều điểm chạm. Kết hợp với hệ thống quản lý bán hàng tập trung để giảm thiểu thời gian vận hành cho doanh nghiệp. Ngoài ra hệ thống kho vận tích hợp với các bên giao vận một cách thông minh sẽ giúp các doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí logistics và tối ưu trải nghiệm mua hàng của khách hàng tốt nhất.
02. Nguồn dữ liệu online
Giúp giảm tỷ lệ sai sót trong kê đơn, cảnh báo sự mâu thuẫn giữa sức khỏe bệnh nhân với đơn thuốc và những nguy cơ tiềm ẩn có thể xảy ra cho các chuyên gia y tế và bệnh nhân.
03. Các công ty sản xuất dược phẩm có thể khai thác được thông tin thị trường và xác định số lần mua lại sản phẩm và ngân sách sản phẩm dựa trên nhu cầu hiện tại và dự đoán cho tương lai.
Cùng với sự hiểu biết thị trường đó, đội ngũ bán hàng và chăm sóc khách hàng cũng sẽ dễ dàng hơn trong việc xác định khách hàng mục tiêu về nhu cầu và mong muốn của họ, từ đó có những chiến lược marketing phù hợp.
3. Khung chuyển đổi ngành Dược
Lộ trình chuyển đổi số
Lộ trình này như 1 kim chỉ nam, giúp các doanh nghiệp ngành dược chuyển đổi số thành công
4. Giải pháp chuyên dụng
4.1. Giải pháp chuyên dụng cấp độ 1
01. Phần mềm bán hàng (POS)
Tính năng
- Tích hợp với các thiết bị bán hàng chuyên dụng (máy quét, máy in)
- Hỗ trợ thu tiền, quản lý kho và doanh thu
Lợi ích
- Giúp việc bán hàng chuyên nghiệp, tránh sai sót trong các khâu vận hành
- Tối ưu nhân lực bán hàng
0.2. Thanh toán không dùng tiền mặt
Tính năng
- Cho phép khách hàng thanh toán qua các giải pháp như thẻ, chuyển khoản, ví điện tử, QR Code hay mobile payment
Lợi ích
- Thuận tiện cho khách hàng trong việc thanh toán
- Tiết kiệm thời gian xử lý tiền mặt hay giao dịch với ngân hàng
- Thu ngân có thể đảm nhiệm nhiều vai trò khác có giá trị hơn với khách hàng
03. Giải pháp Quản lý, chăm sóc và khai thác khách hàng (CRM)
Tính năng
- Thu thập, lưu trữ, phân loại khách hàng. Quản lý toàn bộ hồ sơ, lịch sử tương tác của khách hàng
Lợi ích
- Xây dựng kế hoạch Marketing, chăm sóc khách hàng phù hợp
04. Chatbot tư vấn điện tử
Tính năng
- Triển khai chatbot trên fanpage hoặc website để tư vấn thêm cho khách hàng
Lợi ích
- Tạo niềm tin với khách hàng
- Tiết kiệm nhân lực tư vấn ngoài giờ
4.2. Giải pháp chuyên dụng cấp độ 2
01. Ứng dụng hệ thống Loyalty thông minh
Tính năng
- Cho phép khách hàng tích điểm, tiêu điểm khi sử dụng dịch vụ
- Tạo ra các chương trình tri ân khách hàng thân thiết
Lợi ích
- Tối ưu hóa trải nghiệm mua dịch vụ của khách hàng
- Giữ liên lạc với khách hàng, kích thích khách hàng sử dụng lại dịch vụ
-Tạo quan hệ thân thiết với khách hàng
02. Giải pháp marketing tăng tương tác với khách hàng
Tính năng
- Áp dụng các giải pháp marketing để tăng tương tác với khách hàng như: email marketing, minigame, PR quảng cáo,…
Lợi ích
- Tăng tương tác với khách hàng
- Tăng độ nhận diện thương hiệu trên thị trường
03. Tự động hóa chăm sóc khách hàng
Tính năng
- Hệ thống chăm sóc khách hàng thông qua các giải pháp tự động hóa như SMS, Email, Tổng đài ảo
- Giải pháp Chatbot tự động trả lời tin nhắn khách hàng theo kịch bản
- Giải pháp Coupon tạo kho mã giảm giá, phát và gạch mã
- Giải pháp tổ chức Minigame Vòng quay may mắn
Lợi ích
- Tiết kiệm nhân lực thời gian chăm sóc khách hàng
- Chăm sóc khách hàng 24/7
- Nâng cao chất lượng chăm sóc khách hàng không phụ thuộc vào con người
04. Quản lý hệ thống bán hàng
Tính năng
Kết hợp việc bán hàng với các tính năng như quản lý kho nguyên liệu, lưu trữ hồ sơ khách hàng hay kế toán, quản lý các kênh bán hàng
Lợi ích
- Kiểm soát được tình hình bán hàng, doanh thu theo thời gian thực tại một hay nhiều cơ sở
- Ðồng bộ hóa được số liệu kế
05. Cửa hàng trên ứng dụng điện thoại
Tính năng
Cho phép khách hàng trải nghiệm sản phẩm qua ứng dụng trên điện thoại
Lợi ích
- Tối ưu hóa trải nghiệm mua hàng của khách hàng
- Giữ liên lạc với KH, liên tục cập nhật những dịch vụ mới hay khuyến mại
4.3. Giải pháp chuyên dụng cấp độ 3
01. Tích hợp nền tảng bán hàng, marketing đa kênh
Tính năng
- Tích hợp bán hàng, marketing đa kênh để tối ưu hóa lượng tương tác với khách hàng
Lợi ích
- Tạo ra trải nghiệm nhất quán cho khách hàng
- Sản phẩm được tiếp cận khách hàng thông qua nhiều kênh như các sàn TMÐT, website, MXH,..
02. Tích hợp các bên giao hàng và kho vận thông minh
Tính năng
- Tích hợp các bên vận chuyển với các kho hàng để lưu chuyển đơn hàng đến tay khách hàng thuận tiện nhất
Lợi ích
- Tiết kiệm chi phí logistics.
- Rút ngắn thời gian khách hàng nhận được sản phẩm, nâng cao trải nghiệm khách hàng khi mua sản phẩm
03. Phân tích data bằng trí tuệ nhân tạo AI
Tính năng
Hệ thống phân tích dữ liệu khách hàng để tối ưu marketing, bán hàng và trải nghiệm của khách hàng
Lợi ích
- Tối ưu hóa trải nghiệm của khách hàng, chủ động gợi ý cho khách hàng những thông tin hữu ích đến vấn đề khách hàng đang quan tâm
- Dựa vào phân tích dữ liệu hành vi của khách hàng để
tối ưu các chiến dịch quảng cáo đa nền tảng nhằm đem lại lượng khách hàng tiềm năng chất lượng cao
04.Tự động hóa chăm sóc khách hàng bằng Trợ lý ảo
Tính năng
- Hệ thống chăm sóc khách hàng thông qua các giải pháp tự động, trí tuệ nhân tạo, tự phân tích nhận diện nhu cầu khách hàng khi nào cần tư vấn, khi nào cần mua thuốc
Lợi ích
- Tiết kiệm nhân lực, thời gian chăm sóc khách hàng
- Chăm sóc khách hàng 24/7
- Nâng cao chất lượng chăm sóc khách hàng đồng đều, không phụ thuộc vào trình độ con người
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN CHUYỂN ĐỔI SỐ |
Đặt bước chân đầu tiên vào chuyến hành trình Chuyển đổi số của bạn với HST Consulting! Đăng ký ngay để nhận sự tư vấn chuyên sâu, đội ngũ chuyên gia tận tâm của chúng tôi sẽ giúp bạn tối ưu hóa hiệu suất kinh doanh và khám phá những cơ hội đầy tiềm năng trong thế giới số. |
5. Giải pháp chuyên dụng cơ bản
Ngoài các giải pháp chuyển đổi số cho chuyên ngành dược phẩm đã trình bày ở trên, doanh nghiệp còn phải chuyển đổi số các hoạt động vận hành nói chung như Tài chính kế toán, Kinh doanh-Marketing, Quản trị nhân sự và các Hoạt động điều hành khác. Các giải pháp chuyển đổi số bao gồm phần mềm/nền tảng, hạ tầng và dịch vụ.
6. Kỹ năng công nghệ cần đào tạo
Ðây là các kỹ năng bắt buộc phải có khi chuyển đổi số với các doanh nghiệp SME. Các kỹ năng có cấp độ phức tạp khác nhau, phụ thuộc vào cấp độ chuyển đổi số.
7. Các tiêu chí chuyển đổi số
I. Tiêu chí đánh giá mức độ chuyển đổi số của doanh nghiệp vừa và nhỏ
1.1. Ðặc điểm của doanh nghiệp vừa và nhỏ
Các đặc điểm sau đây được xét đến khi xác định lộ trình chuyển đổi số của doanh nghiệp vừa và nhỏ:
Doanh nghiệp vừa và nhỏ có vốn đầu tư không lớn
Do quy mô hoạt động, doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể tiếp cận và sử dụng nguồn vốn đầu tư hạn chế, bao gồm cả vốn tự có và vốn vay.
Khối lượng vốn không lớn đòi hỏi doanh nghiệp đặt ưu tiên cho các khoản đầu tư
mang lại lợi ích trực tiếp trong ngắn hạn.
Ðầu tư cho chuyển đổi số cũng chịu chi phối bởi cách đặt ưu tiên ấy.
Vì vậy, các dự án chuyển đổi số ở doanh nghiệp vừa và nhỏ thường phải được đầu tư sao cho có thể dự đoán trước được kết quả. Các dự án theo khuôn mẫu, tập trung vào
Doanh nghiệp vừa và nhỏ có bộ máy quản lý mềm dẻo, gọn nhẹ và phụ thuộc cá nhân
Tuyệt đại đa số doanh nghiệp vừa và nhỏ có bộ máy quản lý mềm dẻo và gọn nhẹ. Cũng trong đại đa số trường hợp, người sáng lập doanh nghiệp cũng đồng thời là người chỉ đạo, điều hành, và thậm chí tham gia công tác chuyên môn hàng ngày của doanh nghiệp.
Không ít doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng là doanh nghiệp gia đình, trong đó
những người thân trong cùng gia đình đảm nhiệm các vị trí khác nhau trong hoạt động của doanh nghiệp.
Vì vậy, các công cụ và giải pháp chuyển đổi số cho doanh nghiệp vừa và nhỏ phải đảm bảo hài hoà giữa nhu cầu kiểm soát hoạt động doanh nghiệp và quan hệ cá nhân. Việc triển khai và áp dụng các công cụ và giải pháp này phải đảm bảo không gây ra xung đột lợi ích dẫn đến các va chạm không đáng có trong quan hệ làm việc.
Doanh nghiệp vừa và nhỏ chịu tác động tức thì từ các biến động thị trường
Doanh nghiệp vừa và nhỏ luôn luôn là điểm nhạy cảm nhất trong chuỗi cung ứng chung. Mọi biến động của thị trường, cả tiêu cực và tích cực, đều tác động ngay lập tức vào doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Vì vậy, chuyển đối số ở doanh nghiệp vừa và nhỏ là quá trình linh hoạt, có thể gồm nhiều giai đoạn tăng tốc và giảm tốc xen kẽ nhau.
Không những vậy, việc chuyển hướng hoạt động kéo theo chuyển hướng
chuyển đổi số có xác suất xảy ra hoàn toàn không thấp.
1.2. Các giai đoạn chuyển đổi số của doanh nghiệp vừa và nhỏ
Xét đến các đặc điểm của doanh nghiệp vừa và nhỏ, chuyển đổi sổ ở các doanh nghiệp này được chia thành ba giai đoạn: Sẵn sàng, Tăng tốc, và Bứt phá.
Giai đoạn Sẵn sàng
Là giai đoạn mang tính khởi động cho chuyển đổi số. Trong giai đoạn này, doanh nghiệp thực hiện số hoá các hoạt động cốt lõi trong mô hình kinh doanh của mình, đồng thời xây dựng năng lực con người từ cao đến thấp để sẵn sàng cho các mức độ chuyển đổi số
cao hơn
Giai đoạn Tăng tốc
Là giai đoạn doanh nghiệp đã xác định chắc chắn hướng phát triển trong trung hạn.
Các hoạt động cốt lõi đã được số hoá
và đầu tư chuyển đổi số đến lúc này đã chứng minh được hiệu quả.
Lúc này doanh nghiệp tập trung hoàn
thiện chuyển đổi số cho các hoạt động kinh doanh cốt lõi, mở rộng chuyển đổi số sang các hoạt động mang lại giá trị gia tăng, và tích hợp từng bước hệ thống vận hành doanh nghiệp trên nền tảng số với các đối tác và nhà cung cấp
Giai đoạn Bứt phá
Là giai đoạn doanh nghiệp đã gần như hoàn toàn chuyển đổi việc điều hành sản xuất và kinh doanh của mình sang thực hiện trên nền tảng số. Lúc này các cơ hội sản xuất và kinh doanh mới được nền tảng số làm cho trở nên khả thi, và doanh nghiệp có thể sáng tạo sản phẩm mới, cơ hội kinh doanh mới nhờ nền tảng số
Xuyên suốt các giai đoạn là công tác xây đắp và vận dụng nền tảng giải pháp và công cụ chuyển đổi số, duy trì và nâng cấp các hoạt động ghi nhận, tạo ra và tích luỹ dữ liệu, ví dụ như hoạt động kế toán, hoạt động thu thập thông tin và chăm sóc khách hàng, hoạt động thu thập và phân tích thông tin thị trường
1.3. Ðánh giá mức độ chuyển đổi số của doanh nghiệp vừa và nhỏ
Do các đặc điểm và phân loại giai đoạn chuyển đổi số của doanh nghiệp vừa và nhỏ đã đề cập ở trên, việc đánh giá mức độ chuyển đổi số của doanh nghiệp vừa và nhỏ được thực hiện bằng một phương pháp đơn giản là kiểm kê các giải pháp và công cụ chuyển đổi số mà doanh nghiệp đã và đang áp dụng.
Tương ứng với các giai đoạn chuyển đổi số, các giải pháp và công cụ chuyển đổi số cho từng ngành nghề được rà soát, đánh giá và phân loại dựa trên mức độ ảnh hưởng của chúng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và nhỏ. Chủng được tổng quát hoá và đưa vào danh mục giải pháp và công cụ cho từng giai đoạn chuyển đổi số, để vừa đóng vai trò điều kiện vừa đóng vai trò chỉ số thể hiện mức độ chuyển đổi số của doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Việc đánh giá mức độ chuyển đổi số của doanh nghiệp sử dụng các giải pháp và công cụ chuyển đổi số làm chỉ số đánh giá được thực hiện dựa trên giả định rằng các giải pháp và công cụ này đã và đang được doanh nghiệp sử dụng thường xuyên và liên tục trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong trường hợp chủ quan doanh nghiệp cho rằng tác dụng của một giải pháp và công cụ đang sử dụng nào đó chưa rõ rệt, thì điều đó có nghĩa rằng việc đánh giá tác dụng của giải pháp và công cụ đó chưa đặt trong ngữ cảnh chuyển đổi số toàn diện và triệt để.
II. Lựa chọn giải pháp và công cụ cho các giai đoạn chuyển đổi số
Từ các tiêu chí xác định và đánh giá mức độ chuyển đổi số cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, các giải pháp và công cụ chuyển đổi số được xác định cho từng giai đoạn chuyển đổi số, cũng như cho yêu cầu xuyên suốt các giai đoạn, dựa trên các tiêu chí sau đây:
Tính sẵn có
Các giải pháp và công cụ được lựa chọn phải đảm bảo có thể tiếp cận được tại thị trường Việt Nam, nghĩa là doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể tìm thấy và sử dụng giải pháp và công cụ ngay tại Việt Nam hoặc trên môi trường Internet, với giao diện và cách sử dụng hiểu được và vận dụng được bởi người Việt
Chất lượng giải pháp và công cụ, và dịch vụ kèm theo
Các giải pháp và công cụ được lựa chọn phải có chất lượng ổn định, đảm bảo hiện thực hoá được các nghiệp vụ cần thiết của doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Việc triển khai giải pháp và công cụ trên môi trường tại chỗ hoặc môi trường Internet, cũng như các dịch vụ hậu mãi, phải do các nhà cung cấp có đủ năng lực thực hiện.
Kinh nghiệm và sự hiểu biết của nhà cung cấp đối với ngành nghề của doanh nghiệp vừa và nhỏ
Các giải pháp và công cụ được lựa chọn phải được cung cấp bởi người am hiểu lĩnh vực ngành nghề của doanh nghiệp vừa và nhỏ. Kinh nghiệm của nhà cung cấp trong lĩnh vực ngành nghề tương ứng tại Việt Nam là một lợi thế cho giải pháp và công cụ được xem xét lựa chọn.
Tính linh hoạt khi đầu tư
Các giải pháp và công cụ được lựa chọn đều phải đáp ứng được yêu cầu linh hoạt khi đầu tư:
• Ðầu tư theo phân đoạn, đầu tư đến đâu dùng được đến đấy
• Nhà cung cấp có dịch vụ bảo hành bảo trì cho kết quả đầu tư, kể cả đầu tư phân đoạn
• Có thể tính trước thiệt hại trong trường hợp ngừng đầu tư hoặc ngừng sử dụng giải pháp và công cụ
Hotline: 096 4578 234