Đâu là các lĩnh vực trọng tâm của chuyển đổi số trong doanh nghiệp cần chú ý?
Việc tận dụng các công nghệ số để cải thiện hiệu quả hoạt động, tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng và gia tăng sức cạnh tranh đã trở thành xu hướng tất yếu. Nhưng đâu là những lĩnh vực trọng tâm trong chuyển đổi số mà các doanh nghiệp cần chú ý và đầu tư tài nguyên? Bài viết này sẽ đưa ra cái nhìn tổng quan về những lĩnh vực trọng tâm đó, nhằm giúp các doanh nghiệp tiếp cận chuyển đổi số một cách hiệu quả và bứt phá trong thị trường cạnh tranh.
I. Chuyển đổi số là gì và quan trọng như thế nào trong thời đại ngày nay
Chuyển đổi số trong doanh nghiệp là quá trình tích hợp và áp dụng công nghệ số để tối ưu hóa hoạt động kinh doanh và quản lý, đồng thời nâng cao năng lực và cạnh tranh của doanh nghiệp thông qua việc tạo ra các giá trị mới.
Các hoạt động chuyển đổi số bao gồm nhiều khía cạnh, từ số hóa dữ liệu quản lý và hoạt động kinh doanh, sử dụng công nghệ số để tự động hóa và tối ưu hóa các quy trình nghiệp vụ và quản lý, cho đến việc chuyển đổi toàn bộ mô hình kinh doanh để tạo ra giá trị mới cho doanh nghiệp.
Chuyển đổi số không chỉ là xu hướng mà còn là yếu tố then chốt quan trọng trong thời đại ngày nay. Nó định hình cách chúng ta sống, làm việc và kinh doanh. Những ai không chịu thay đổi và chuyển đổi số rõ ràng đối mặt với nguy cơ tồn tại và cản trở sự phát triển trong tương lai.
Xem thêm: Chuyển đổi số là gì? Khái niệm, bản chất, mục đích, lợi ích
II. Các lĩnh vực trọng tâm của chuyển đổi số trong doanh nghiệp
Doanh nghiệp cần nhận thức rõ về chuyển đổi số là sự thay đổi lớn và đòi hỏi phải điều chỉnh cấu trúc, quy trình, văn hóa doanh nghiệp. Tuy nhiên, sự chuyển đổi này mang lại nhiều tác động tích cực đến sự phát triển lâu dài và bền vững của doanh nghiệp.
Các lĩnh vực trọng tâm mà doanh nghiệp cần chú ý khi chuyển đổi số, bao gồm: (1) chiến lược, (2) mô hình kinh doanh, và (3) mô hình quản trị.
Mô hình các lĩnh vực trọng tâm của chuyển đổi số trong doanh nghiệp (nguồn Ernst & Young)
1. Trọng tâm vào chiến lược và đổi mới
Chuyển đổi số trong doanh nghiệp bắt đầu từ việc xác định mục tiêu chiến lược dài hạn và áp dụng các biện pháp đổi mới nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và tăng cường sức cạnh tranh. Doanh nghiệp cần xác định và tích hợp chiến lược chuyển đổi số vào chiến lược
phát triển chung của doanh nghiệp, đảm bảo chiến lược phù hợp với tình hình thực tế và khả năng chuyển đổi của doanh nghiệp.
2. Chuyển đổi số trọng tâm vào khách hàng/thị trường
Chuyển đổi số mô hình kinh doanh chú trọng hơn vào khách hàng và kênh phân phối. Việc chuyển đổi từ các kênh bán hàng truyền thống sang bán hàng đa kênh (omni channel) O2O, kết hợp hai kênh bán hàng online và offline, áp dụng công nghệ số vào hoạt động chăm sóc khách hàng để tạo ra giá trị mới, gia tăng hiệu quả kinh doanh
Xây dựng trải nghiệm khách hàng và marketing kỹ thuật
Để tạo sự kết nối chặt chẽ với khách hàng, doanh nghiệp cần xây dựng trải nghiệm khách hàng tốt hơn thông qua việc sử dụng công nghệ số. Điều này có thể bao gồm cải thiện giao diện người dùng của ứng dụng, tăng cường tính năng tương tác và cung cấp nội dung cá nhân hóa.
Đồng thời, marketing kỹ thuật giúp doanh nghiệp tiếp cận và tương tác với khách hàng một cách hiệu quả hơn thông qua việc sử dụng công nghệ số như quảng cáo trực tuyến, email marketing và xử lý dữ liệu khách hàng thông minh.
Xây dựng chuỗi cung ứng
Doanh nghiệp mở rộng chuỗi cung ứng bằng cách sử dụng các kênh bán hàng hiện đại như Tiki, Shopee, Lazada,… và các sàn thương mại điện tử như Amazon, Ebay, Alibaba,.... Hơn nữa, các ứng dụng trên điện thoại di động phục vụ mục đích giao hàng và vận chuyển sản phẩm như Grab Express, Ahamove, Lalamove có thể đáp ứng đúng nhu cầu vận chuyển mà các đơn vị kinh doanh đang tìm kiếm. Bên cạnh đó, doanh nghiệp có thể dễ dàng tiếp cận tới khách hàng tại các khu vực địa lý khác nhau thông qua Internet, Google, Facebook,Tiktok, các nền tảng quảng cáo trực tuyến khác. Đây là điều mà các cách thức truyền thống không thể làm được. Thực hiện áp dụng công nghệ số đối với kênh tiếp thị, bán hàng và phân phối là yếu tố then chốt để doanh nghiệp nâng cao năng lực và sức cạnh tranh của mình.
3. Tăng khả năng quản trị số và văn hóa số trong doanh nghiệp
Nghiệp vụ quản lý, tài chính, kế toán, pháp lý và nhân sự
Các lĩnh vực quản lý truyền thống như quản lý tài chính, kế toán, pháp lý và nhân sự cần chuyển đổi sang mô hình số hóa. Điều này bao gồm sử dụng phần mềm và công nghệ để tối ưu hóa quy trình, tự động hóa các tác vụ lặp đi lặp lại và nâng cao độ chính xác. Công nghệ phân tích dữ liệu và trí tuệ nhân tạo có thể giúp cải thiện dự báo, đưa ra quyết định thông minh và giảm thiểu rủi ro.
Với nhu cầu số hóa các quy trình như quy trình thanh toán, kế toán, quy trình xuất kho, quản lý nhân sự, v.v. ngày càng gia tăng, doanh nghiệp có thể ứng dụng các giải pháp như ERP, MES, PLM, SCM, HRM, các hệ thống chấm công, tính lương, hệ thống bán lẻ POS, hệ thống quản lý kênh phân phối DMS, v.v.
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN CHUYỂN ĐỔI SỐ |
Đặt bước chân đầu tiên vào chuyến hành trình Chuyển đổi số của bạn với HST Consulting! Đăng ký ngay để nhận sự tư vấn chuyên sâu, đội ngũ chuyên gia tận tâm của chúng tôi sẽ giúp bạn tối ưu hóa hiệu suất kinh doanh và khám phá những cơ hội đầy tiềm năng trong thế giới số. |
Hệ thống công nghệ thông tin (IT) và quản trị dữ liệu
Xây dựng một hệ thống IT hiện đại và linh hoạt là rất quan trọng để hỗ trợ chuyển đổi số. Điều này bao gồm việc triển khai và tích hợp các ứng dụng, nền tảng và hệ thống để thu thập, xử lý và phân tích dữ liệu một cách hiệu quả. Quản trị dữ liệu chính xác và an toàn là yếu tố quyết định đối với việc ra quyết định thông minh và phát triển sản phẩm/dịch vụ mới.
Doanh nghiệp có thể có các nhu cầu về phân tích dữ liệu nhằm phân tích trên tổng thể và tìm kiếm các thông tin giúp tối ưu bộ máy hoạt động. Các hệ thống cần thiết có thể là hệ thống kho dữ liệu và báo cáo thông minh (Data warehouse & BI), hệ thống hồ dữ liệu hoặc dữ liệu lớn (data lake, big data). Hoạt động triển khai các hệ thống ứng dụng này nhằm tối ưu các quy trình hoạt động doanh nghiệp và được coi một giai đoạn lớn trong quá trình chuyển đổi số.
Quản trị rủi ro và an ninh mạng
Khi doanh nghiệp chuyển đổi số, nó đối mặt với các rủi ro an ninh mạng và việc bảo vệ dữ liệu quan trọng của khách hàng. Điều này đòi hỏi phải xây dựng các biện pháp bảo mật mạnh mẽ, giám sát và phản ứng nhanh chóng khi xảy ra sự cố bảo mật. Việc đào tạo nhân viên về an ninh mạng và giám sát liên tục cũng rất quan trọng để giảm thiểu nguy cơ xâm nhập và lỗ hổng bảo mật.
Con người và tổ chức thích ứng với sự chuyển đổi
Cuối cùng, thành công trong chuyển đổi số phụ thuộc vào khả năng con người và tổ chức thích ứng với sự thay đổi. Điều này đòi hỏi sự chủ động trong việc học tập và chấp nhận những thay đổi mới. Điều chỉnh quy trình làm việc, đào tạo nhân viên về công nghệ mới và tạo môi trường hỗ trợ sáng tạo và đổi mới đều đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy văn hóa số trong doanh nghiệp.
Trên đây là các lĩnh vực trọng tâm của chuyển đổi số trong doanh nghiệp cần chú ý. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi số.