Có thể bạn chưa biết? Những thuật ngữ về báo cáo thông minh BI
Báo cáo thông minh (Business Intelligence - BI) là một lĩnh vực ngày càng quan trọng với nhiều doanh nghiệp. Công nghệ phát triển đã mang lại khả năng thu thập, xử lý và hiển thị dữ liệu trong thời gian thực, giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định thông minh dựa trên thông tin cụ thể và chi tiết.
Để hiểu sâu về báo cáo thông minh BI và nắm vững các thuật ngữ liên quan. Hãy cùng IZISolution khám phá một số thuật ngữ có thể hay gặp phải, liên quan đến lĩnh vực này qua bài viết dưới đây.
1. Business Intelligence Analyst là gì?
Business Intelligence Analyst (BIA) là một chuyên gia hoặc nhà phân tích dữ liệu làm việc trong lĩnh vực Báo cáo thông minh (Business Intelligence - BI). Vị trí này đòi hỏi kiến thức sâu về dữ liệu và khả năng phân tích thông tin để hỗ trợ quyết định kinh doanh. Một số công việc của Business Intelligence Analyst bao gồm:
-
Thu thập và xử lý dữ liệu
-
Phân tích dữ liệu
-
Xây dựng báo cáo và dashboard
-
Hỗ trợ quyết định kinh doanh
-
Giải thích kết quả
Các Business Intelligence Analyst thường là những người chuyên sử dụng các công cụ phân tích dữ liệu như SQL, Tableau, Power BI, Python, và Excel để thực hiện công việc của họ. Vị trí này đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ doanh nghiệp trong việc ra quyết định dựa trên dữ liệu và thông tin cụ thể, giúp tối ưu hóa hiệu suất và hiệu quả kinh doanh.
Xem thêm: Data Analyst là gì? Khám phá Thách thức và Cơ hội trong nghề Data Analyst
2. Mối liên hệ giữa Business Analytics & Business Intelligence
2.1. BA BI là gì
BI - Business Intelligence (Báo cáo thông minh)
Business Intelligence (BI, tạm dịch là Kinh doanh thông minh hay trí tuệ doanh nghiệp). Có rất nhiều định nghĩa về BI, mỗi định nghĩa đề cập đến một đặc trưng nổi bật của BI. BI bao gồm các nhiệm vụ chính như thu thập, xử lý, phân tích, và biểu đồ hóa dữ liệu để tạo ra báo cáo, bảng điều khiển (dashboard), và dự đoán kinh doanh.
BA - Business Analytics
Business analytics (BA), tương tự như Business Intelligence (BI), là một khía cạnh quan trọng trong hệ thống xử lý dữ liệu của doanh nghiệp. Tuy nhiên, BA tập trung mạnh mẽ vào việc thực hiện các phân tích và thống kê chi tiết hơn. Chuyên gia dữ liệu trong lĩnh vực này sử dụng các công cụ và kỹ thuật định lượng để dự đoán và xây dựng chiến lược phục vụ cho mục tiêu phát triển trong tương lai.
2.2. Sự khác nhau giữa BA và BI
Business Intelligence (BI) và Business Analytics (BA) đều liên quan đến việc xử lý dữ liệu, tuy nhiên, chúng có những khác biệt quan trọng như sau:
1. Về nguồn dữ liệu: BI xử lý toàn bộ dữ liệu có sẵn mà doanh nghiệp sở hữu từ quá khứ đến hiện tại, trong khi BA tập trung vào phân tích dữ liệu lịch sử để dự đoán và xây dựng chiến lược cho tương lai.
2. Về mục tiêu sử dụng: BI được sử dụng để đánh giá tình trạng hiện tại của doanh nghiệp và tối ưu hóa các hoạt động hiện tại. Trái lại, BA sử dụng dữ liệu để dự đoán xu hướng và tạo ra chiến lược phát triển dựa trên những kết quả này.
3. Đối tượng sử dụng: BI thường phù hợp cho các doanh nghiệp lớn có nhu cầu tối ưu hóa các hoạt động hiện tại và có dữ liệu lớn để xử lý. BA, mặt khác, có thể áp dụng cho mọi tổ chức có mục tiêu phát triển và cải thiện hiệu suất làm việc.
Tóm lại mối quan hệ giữa Business analytics & intelligence là: BI hướng vào hiện tại và cải thiện hiệu suất hiện tại, trong khi BA tập trung vào dự đoán và phát triển chiến lược cho tương lai dựa trên dữ liệu quá khứ.
3. Blog business intelligence
Blog Business Intelligence (Blog BI) là nơi trình bày và chia sẻ thông tin về Business Intelligence thông qua các bài viết trên các trang web hoặc blog. Blog BI thường cung cấp các hướng dẫn, bài viết phân tích, tin tức và cẩm nang về các công nghệ, công cụ và chiến lược sử dụng Business Intelligence trong doanh nghiệp.
4. Business intelligence navision
Trước tiên ta phải biết Navision (còn được gọi là Microsoft Dynamics NAV) là một ứng dụng ERP (Enterprise Resource Planning) phát triển bởi Microsoft, được thiết kế để quản lý nhiều khía cạnh khác nhau của một doanh nghiệp như tài chính, sản xuất, quản lý tồn kho, và nhiều chức năng khác.
Business Intelligence trong Navision cho phép tổ chức sử dụng dữ liệu được lưu trữ trong hệ thống để tạo ra báo cáo, biểu đồ và phân tích dữ liệu. Bên cạnh đó, Navision Business Intelligence giúp họ hiểu rõ hơn về hoạt động kinh doanh của mình và đưa ra quyết định thông minh.
5. Business intelligence Qlik
Qlik là một công ty phần mềm chuyên cung cấp giải pháp Business Intelligence (BI). Được đánh giá là một trong những nhà cung cấp trực quan hóa dữ liệu và kinh doanh thông minh (BI) hàng đầu trên thị trường và cạnh tranh trực tiếp với Tableau và Microsoft.
Sản phẩm chính của Qlik bao gồm QlikView và Qlik Sense, đây là các nền tảng BI cho phép người dùng thực hiện các tác vụ như tạo báo cáo, truy vấn dữ liệu, thực hiện phân tích dữ liệu trực quan, và tạo các biểu đồ và đồ thị để hiểu rõ hơn về hoạt động kinh doanh của họ. Cả hai sản phẩm này sử dụng công nghệ "in-memory" để tải dữ liệu nhanh chóng và hiệu quả, giúp người dùng tương tác với dữ liệu một cách nhanh chóng và linh hoạt.
Xem thêm: So sánh điểm khác biệt của nền tảng báo cáo thông minh Qlik Sense và Tableau
6. Apache BI
Apache là phần mềm web server mã nguồn mở hoàn toàn miễn phí. Hiện tại, nó thống trị khoảng 46% thị trường máy chủ web trên toàn cầu. Apache được gọi chính thức là Apache HTTP Server và được phát triển bởi tổ chức Apache Software Foundation.
Apache Business Intelligence hay BI Apache không phải là một công nghệ hoặc sản phẩm cụ thể, đây có thể là để chỉ các dự án hoặc hệ thống Business Intelligence được phát triển dựa trên mã nguồn mở Apache.
7. BI best
Thuật ngữ “Business Intelligence Best” có thể hiểu là hệ thống báo cáo thông minh tốt nhất. Hiện nay có rất nhiều đơn vị cung cấp hệ thống BI hàng đầu như: Tableau, Power BI, QlikView,....
8. BI cloud
BI Cloud ( hay Business Intelligence Cloud) là một hình thức triển khai và sử dụng các giải pháp Business Intelligence (BI) trên nền tảng điện toán đám mây (Cloud). Khi sử dụng BI trên nền tảng đám mây, các dự án và hệ thống BI không cần phải được triển khai và quản lý trên các máy chủ cục bộ mà thay vào đó sử dụng tài nguyên điện toán đám mây.
BI Cloud cho phép các tổ chức doanh nghiệp nhanh chóng triển khai và sử dụng các giải pháp BI mà không cần phải lo lắng về việc quản lý hạ tầng phức tạp, đồng thời giúp họ tối ưu hóa việc sử dụng dữ liệu kinh doanh để đưa ra các quyết định chiến lược.
9. BI metabase
Metabase là một ứng dụng mã nguồn mở giúp tối ưu hóa việc phân tích và chia sẻ dữ liệu một cách tiện lợi. Với Metabase, việc đặt câu hỏi về dữ liệu và biểu diễn kết quả dưới dạng các biểu đồ đa dạng trở nên mạch lạc và dễ dàng, giúp cải thiện khả năng hiểu và xử lý thông tin.
Do đó, Metabase là một công cụ Business Intelligence (BI) mã nguồn mở được sử dụng để tạo, quản lý và chia sẻ các báo cáo và trực quan hóa dữ liệu trong một tổ chức. Nó giúp người dùng không cần có kiến thức kỹ thuật sâu cũng có thể truy vấn và hiển thị dữ liệu một cách dễ dàng thông qua giao diện người dùng trực quan và thân thiện.
10. BI open source
Business Intelligence (BI) open source, hay BI mã nguồn mở, là một loại phần mềm hoặc các công cụ dùng để thu thập, xử lý, phân tích và trực quan hóa dữ liệu kinh doanh,cho phép người dùng tải về, sửa đổi và nâng cấp thêm các tính năng cần thiết để phục vụ cho nhu cầu sử dụng thực tế của mình.
11. BI pentaho
Pentaho là công cụ Open Source (được phát triển bởi Pentaho Corporation) và sử dụng công cụ GUI để giúp doanh nghiệp xây dựng và vận hành ETL dữ liệu của mình. Hiện tại Pentaho có phiên bản Community và phiên bản thương mại, Doanh nghiệp có thể sử dụng Java để phát triển Engine của sản phẩm này. Đây được xem là công cụ tương đối đầy đủ cho việc xây dựng ETL, tổ chức Warehouse, và xây dựng các báo cáo phân tích BI.
12. BI pos
POS (hay Điểm bán hàng) dùng để chỉ các điểm phân phối hàng hoá bán lẻ như cửa hàng tạp hoá, chuỗi cửa hàng thời trang, nhà hàng,… BI POS có thể được hiểu là hệ thống cung cấp cho chủ cửa hàng dữ liệu giúp thúc đẩy doanh thu, nắm bắt được xu hướng thị trường và nhu cầu của khách hàng. Việc triển khai thông tin chi tiết về điểm bán hàng một cách chiến lược cho phép bạn đạt được lợi thế cạnh tranh và dẫn đầu các doanh nghiệp đối thủ.
13. BI real time
Business Intelligence (BI) thời gian thực (BI real-time) là một phần mở rộng của hệ thống BI truyền thống, nhằm cung cấp thông tin và dữ liệu kinh doanh một cách tức thì và liên tục. Điều này có nghĩa là dữ liệu và thông tin được cập nhật ngay lập tức khi có sự thay đổi trong hệ thống, cho phép các quyết định và hành động được đưa ra dựa trên dữ liệu mới nhất.
14. BI software
BI software hay Software Business Intelligence là phần mềm báo cáo thông minh được phát triển để thu thập, xử lý, phân tích và hiển thị thông tin kinh doanh. Các phần mềm BI software giúp tổ chức và doanh nghiệp nắm bắt thông tin quan trọng từ dữ liệu kinh doanh của họ để hỗ trợ quá trình ra quyết định và tạo ra báo cáo, biểu đồ, và thông tin hữu ích cho việc quản lý. Một số ví dụ về các BI software như: Tableau, Microsoft Power BI, QlikView và Qlik Sense, SAP,....
Xem thêm: Các nền tảng BI được đánh giá tốt nhất trên thế giới
15. BI software for enterprises
BI software for enterprises hay Phần mềm Business Intelligence dành cho doanh nghiệp là những giải pháp BI được phát triển và thiết kế đặc biệt để đáp ứng nhu cầu của các tổ chức doanh nghiệp. Bao gồm việc xử lý lượng dữ liệu lớn, hỗ trợ cho nhiều người dùng, tích hợp dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau và cung cấp các tính năng bảo mật và quản lý mạnh mẽ. Các phần mềm BI software for enterprises thường được triển khai để hỗ trợ quá trình ra quyết định và phân tích dữ liệu trên quy mô lớn.
16. BI software open source
Tương tự như BI open source thì BI software open source cũng là một phần mềm BI mã nguồn mở, cho phép người dùng tùy chỉnh và sử dụng chúng mà không cần phải mua giấy phép hoặc trả phí sử dụng. Điều này giúp doanh nghiệp bớt gánh nặng về tàu chính và tạo tính linh hoạt lớn hơn trong việc triển khai và sử dụng các công cụ BI.
17. BI software solution
BI (Business Intelligence) software solution là một giải pháp phần mềm dùng để xử lý, phân tích, và hiển thị thông tin kinh doanh từ dữ liệu có sẵn trong tổ chức hoặc từ các nguồn dữ liệu bên ngoài.
Việc quản lý khối lượng lớn dữ liệu hàng ngày của doanh nghiệp đã trở thành một thách thức không nhỏ. Mục tiêu của BI software solution là tự động hóa và nhanh chóng thực hiện phân tích các bộ dữ liệu khổng lồ để cho phép người dùng tập trung vào những gì thực sự quan trọng.
18. Report BI
Report BI là các báo cáo Business Intelligence gồm các tài liệu hoặc bản tóm tắt chứa thông tin kinh doanh quan trọng và hiệu suất của tổ chức hoặc doanh nghiệp, được tạo ra bằng sử dụng các công cụ và phần mềm BI. Mục tiêu chính của báo cáo BI là biểu đạt dữ liệu kinh doanh một cách rõ ràng, trực quan, và dễ hiểu để hỗ trợ quá trình ra quyết định và quản lý.
Báo cáo BI có thể đa dạng về loại hình và mục đích sử dụng. Ví dụ, có thể có báo cáo về doanh số bán hàng hàng ngày, hiệu suất chiến dịch tiếp thị, phân tích lợi nhuận, và nhiều loại khác nhau tùy thuộc vào nhu cầu cụ thể của tổ chức hoặc doanh nghiệp.
19. Postgresql BI
PostgreSQL BI có thể được hiểu là cách sử dụng hệ quản trị cơ sở dữ liệu PostgreSQL để xây dựng và triển khai các giải pháp Business Intelligence (BI). PostgreSQL là một hệ quản trị cơ sở dữ liệu mã nguồn mở mạnh mẽ và phổ biến, và có thể được sử dụng làm cơ sở cho nhiều dự án BI khác nhau.
Khi nói về PostgreSQL BI, người ta thường đề cập đến việc sử dụng PostgreSQL như là hệ quản trị cơ sở dữ liệu chứa dữ liệu kinh doanh, sau đó sử dụng các công cụ và phần mềm BI khác nhau để trích xuất, phân tích và hiển thị thông tin từ dữ liệu đó.
20. Self service bi
Self - Service BI (Business Intelligence) - SSBI là một mô hình trong đó các công cụ và giải pháp BI được thiết kế để cho phép người dùng cuối tự mình tạo, tùy chỉnh, và truy cập các báo cáo và thông tin kinh doanh mà không cần phải phụ thuộc vào các nhóm IT hoặc chuyên gia dữ liệu. Mục tiêu chính của Self - Service BI hay Self Business Intelligence là tạo ra tính linh hoạt và tự chủ trong việc sử dụng dữ liệu kinh doanh để hỗ trợ quá trình ra quyết định và phân tích.
21. Server bi
Server BI có thể hiểu đó là một loại máy chủ (server) được sử dụng trong Business Intelligence để lưu trữ, quản lý, và phục vụ dữ liệu và báo cáo cho người dùng cuối. Server BI có vai trò quan trọng trong việc triển khai và quản lý hệ thống BI.
22. Sql server BI
SQL Server BI là một tập hợp các công cụ và dịch vụ của Microsoft SQL Server được thiết kế để hỗ trợ và triển khai hệ thống giải pháp Business Intelligence (BI). SQL Server BI cung cấp các công cụ để lấy dữ liệu, biến đổi dữ liệu, lập báo cáo, và phân tích dữ liệu kinh doanh từ các nguồn dữ liệu khác nhau. Đây là một phần của hệ thống SQL Server và có khả năng tích hợp chặt chẽ với cơ sở dữ liệu SQL Server.
23. Smart BI
Smart BI ( hay Business Intelligence thông minh) là một tiến bộ trong lĩnh vực Business Intelligence khi sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và machine learning (học máy) để tạo ra các giải pháp phân tích dữ liệu thông minh và tự động hóa các quá trình phân tích kinh doanh. Smart BI giúp tổ chức và doanh nghiệp thâu tóm thông tin quan trọng từ dữ liệu phức tạp một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn, từ đó hỗ trợ quá trình ra quyết định và cải thiện hiệu suất kinh doanh.
24. Grafana BI
Grafana là một giao diện/dashboard theo dõi hệ thống (open source), Grafana BI có thể được hiểu là công cụ hỗ trợ rất nhiều loại dashboard và các loại graph khác nhau để người quản trị dễ dàng theo dõi.
Grafana có thể truy xuất dữ liệu từ Graphite, Elasticsearch, OpenTSDB, Prometheus và InfluxDB. Ứng dụng của Grafana rất rộng chứ không chỉ trong khối IT.
25. Dss BI
DSS BI (Decision Support System Business Intelligence) là một khái niệm kết hợp hai lĩnh vực: Decision Support System (DSS) và Business Intelligence (BI). DSS và BI đều là các công cụ và hệ thống được sử dụng để hỗ trợ quá trình ra quyết định và quản lý trong môi trường kinh doanh.
DSS - Hỗ trợ quyết định: DSS là một hệ thống hoặc tập hợp các công cụ và quy trình được thiết kế để đưa ra các quyết định, phán đoán và chiều hướng hành động của một tổ chức hoặc một doanh nghiệp.
Khi kết hợp DSS và BI lại với nhau người ta thường nói đến việc sử dụng các công cụ và hệ thống BI để tạo ra thông tin và báo cáo có giá trị cho quá trình ra quyết định trong tổ chức. DSS BI giúp người quản lý và những người ra quyết định kết hợp thông tin từ nhiều nguồn và sử dụng nó để đưa ra quyết định chiến lược và tái đánh giá hiệu suất kinh doanh.
26. Elasticsearch BI
Elasticsearch là một công cụ tìm kiếm mã nguồn mở dựa trên nền tảng Apache Lucene. Nó cung cấp một bộ máy tìm kiếm dạng phân tán, có đầy đủ công cụ với một giao diện web HTTP có hỗ trợ dữ liệu JSON.
Elasticsearch cũng có thể được tích hợp vào môi trường Business Intelligence để hỗ trợ việc tìm kiếm và phân tích dữ liệu trong quá trình ra quyết định kinh doanh. Các công ty và tổ chức có thể sử dụng Elasticsearch để lưu trữ và tìm kiếm dữ liệu kinh doanh, sau đó sử dụng các công cụ BI khác nhau để trích xuất thông tin từ Elasticsearch và tạo các báo cáo và biểu đồ.
Ví dụ, một tổ chức có thể sử dụng Elasticsearch để lưu trữ dữ liệu log hệ thống và sử dụng Elasticsearch BI để tạo các báo cáo về hiệu suất hệ thống và theo dõi sự cố. Elasticsearch có tính năng mạnh mẽ trong việc tìm kiếm và truy vấn dữ liệu nhanh chóng, điều này có thể hỗ trợ quá trình phân tích và ra quyết định trong môi trường kinh doanh.
27. Excel BI
Excel BI có thể chỉ việc sử dụng Microsoft Excel làm công cụ Business Intelligence (BI) để tổ chức, phân tích và trực quan hóa dữ liệu kinh doanh. Trong Office 365 Enterprise, người dùng sẽ có sẵn các chức năng BI trong Excel và SharePoint Online. Những dịch vụ này cho phép người dùng thu thập dữ liệu, trực quan hóa dữ liệu và chia sẻ thông tin với mọi người trong tổ chức của bạn trên nhiều thiết bị.
28. Gis BI
GIS - Hệ thống thông tin địa lý (viết tắt của cụm từ tiếng Anh Geographic Information Systems) là một công nghệ dùng để lưu trữ, quản lý, và phân tích thông tin dựa trên vị trí địa lý. Trong khi BI là lĩnh vực tập trung vào việc thu thập, tổ chức và hiển thị thông tin kinh doanh từ nhiều nguồn khác nhau. Khi kết hợp GIS và BI, cho phép tổ chức và doanh nghiệp sử dụng thông tin địa lý để hỗ trợ quyết định kinh doanh.
29. Kpi business intelligence
KPI (Key Performance Indicator) trong lĩnh vực Business Intelligence (BI) là một chỉ số quan trọng được sử dụng để đo lường hiệu suất hoặc thành tựu của tổ chức hoặc doanh nghiệp trong một khía cạnh cụ thể của hoạt động kinh doanh. KPIs là các số liệu hoặc chỉ số quan trọng cho phép người quản lý và những người ra quyết định theo dõi và đánh giá sự thành công của tổ chức hoặc dự án.
30. BI Analyst là gì?
BI Analyst (Business Intelligence Analyst) là một chuyên gia trong lĩnh vực phân tích dữ liệu và thông tin kinh doanh. Công việc của họ tập trung vào việc thu thập, xử lý, phân tích và trình bày dữ liệu để hỗ trợ quá trình ra quyết định kinh doanh.
Để làm việc hiệu quả, BI Analyst cần phải có kiến thức sâu về công cụ và phần mềm phân tích dữ liệu như Microsoft Power BI, Tableau, SQL, Excel, và các kỹ thuật phân tích dữ liệu như data mining, data warehousing, và data visualization. Họ cũng cần hiểu sâu về lĩnh vực kinh doanh mà họ đang làm việc để có thể hiểu và diễn giải dữ liệu một cách hiệu quả.
Xem thêm: Các kỹ năng cần thiết của một Data Analyst
Trên đây là những thuật ngữ liên quan đến hệ thống báo cáo thông minh BI. Nếu bạn cần tư vấn về hệ thống BI hãy liên hệ với IZISolution đề được chuyên gia tư vấn chi tiết nhất nhé!
Từ khóa liên quan: bi sofware