Làm thế nào để tối ưu chi phí triển khai Odoo?
Odoo là giải pháp quản trị doanh nghiệp đã rất nổi tiếng trên thế giới. Odoo đang sở hữu hơn 7 triệu người dùng, hơn 60 module cốt lõi và hơn 26,000 ứng dụng tùy chỉnh. Ở Việt Nam, ngày càng có nhiều doanh nghiệp nhận ra giá trị của phần mềm này. Tuy nhiên, việc ứng dụng và triển khai Odoo còn gặp nhiều khó khăn. Vậy, làm sao để triển khai Odoo tại Hà Nội hiệu quả, tối ưu chi phí? Hãy cùng lắng nghe ý kiến từ chuyên gia Odoo, đến từ IZISolution - Đối tác vàng của Odoo tại Việt Nam.
I. Cần chuẩn bị những gì trước khi triển khai Odoo để tiết kiệm chi phí?
1. Khảo sát và đánh giá tình trạng doanh nghiệp
Khảo sát về hạ tầng, cơ cấu tổ chức, quy trình vận hành, năng lực IT của nhân sự, các khó khăn mà nhân viên, phòng ban gặp phải,... Với các ý thông tin khảo sát và ý kiến đóng góp từ các phòng ban, doanh nghiệp sẽ có thể triển khai phần mềm Odoo sát với nhu cầu sử dụng nhất.
2. Lập kế hoạch triển khai Odoo chi tiết và chỉn chu
Để triển khai Odoo hiệu quả, tiết kiệm chi phí, doanh nghiệp cần có kế hoạch chi tiết. Đầu tiên, chúng ta cần đánh giá quy trình hoạt động của doanh nghiệp có phù hợp để sử dụng Odoo không. Có thể ứng dụng Odoo vào quản lý hoạt động các phòng ban nào?
Cẩn trọng tính toán số phòng ban, số nhân sự sử dụng phần mềm. Xác định chính xác tính năng phần mềm và số users sẽ giúp tối ưu chi phí triển khai, tránh phát sinh.
3. Xây dựng đội ngũ triển khai Odoo
Đội ngũ triển khai Odoo đóng vai trò rất quan trọng. Đây sẽ là những người lên kế hoạch, giám sát và trực tiếp tham gia vào xây dựng phần mềm. Do đó, doanh nghiệp cần lập ra được một đội ngũ triển khai chuyên nghiệp.
Mỗi thành viên trong đội triển khai Odoo cần được phân công nhiệm vụ rõ ràng. Cần là người giỏi nhất, hiểu rõ nhất vị trí công việc của mình.
Xem thêm: Xây dựng đội triển khai ERP thành công
4. Chuẩn hóa dữ liệu và cơ sở hạ tầng
Chuẩn hóa dữ liệu và cơ sở hạ tầng là việc cực kỳ quan trọng. Nhà cung cấp sẽ có những đề xuất cải tạo, nâng cấp về quy trình nghiệp vụ, phần cứng, phần mềm. Tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn cần chuẩn bị trước các tài liệu cho việc triển khai Odoo như:
-
Chuẩn hóa danh mục, mã sản phẩm, tài sản, khách hàng, vật tư,...
-
Xây dựng lại các danh mục quản lý theo quy định quản lý, quy định pháp luật mới nhất.
-
Thống kê và chuẩn hóa các hệ thống máy móc, thời gian, định mức, quy trình,...
-
Xây dựng các quy chuẩn, bài toán về tính giá thành, quản lý kế hoạch, cách quản lý vật tư, các chỉ tiêu, tiêu chuẩn đánh giá, đong đếm cụ thể,...
-
Chuẩn bị hệ thống biểu mẫu, chứng từ.
-
Chuẩn bị sổ sách kế toán, bóc tách số liệu phù hợp với nghiệp vụ trong hệ thống.
-
Lựa chọn cơ sở hạ tầng: Doanh nghiệp cần có phương án chuẩn bị ngân sách kỹ hơn nếu quyết định xây dựng trên server riêng.
II. Mẹo để tối ưu chi phí triển khai Odoo
1. Xác định rõ ràng phạm vi triển khai
Phác thảo rõ ràng phạm vi triển khai để tránh tùy chỉnh hoặc cấu hình không cần thiết có thể làm tăng chi phí. Trước tiên, hãy tập trung vào việc triển khai các mô-đun và chức năng thiết yếu, đồng thời lên kế hoạch triển khai theo từng giai đoạn hoặc tăng dần để kiểm soát chi phí.
2. Đánh giá đối tác triển khai Odoo
Tìm kiếm các đối tác có thành tích triển khai thành công, kiến thức tốt về các phương pháp hay nhất của Odoo và chuyên môn trong ngành của bạn. Một đối tác lành nghề có thể giúp hợp lý hóa quy trình triển khai, giảm thiểu sai sót và giảm chi phí không cần thiết.
3. Đánh giá các tùy chỉnh
Đánh giá cẩn thận mức độ tùy chỉnh cần thiết cho các quy trình kinh doanh của bạn. Mặc dù tùy chỉnh có thể nâng cao tính phù hợp và chức năng của hệ thống, nhưng nó cũng có thể làm tăng chi phí và độ phức tạp. Đánh giá xem các mô-đun Odoo hiện tại có thể đáp ứng yêu cầu của bạn hay không trước khi chọn phát triển tùy chỉnh. Chỉ xem xét việc tùy chỉnh khi cần thiết để tránh các chi phí và chi phí bảo trì không cần thiết.
4. Bảo trì và nâng cấp thường xuyên
Thường xuyên bảo trì và cập nhật hệ thống Odoo để hưởng lợi từ các bản sửa lỗi, cải tiến hiệu suất và các tính năng mới. Luôn cập nhật hệ thống giúp đảm bảo tính ổn định, bảo mật và khả năng tương thích với các phiên bản mới hơn. Duy trì các phiên bản được hỗ trợ giúp giảm nhu cầu cấu hình lại hoặc tùy chỉnh mở rộng trong quá trình nâng cấp, có khả năng tiết kiệm chi phí trong thời gian dài.
III. Tối ưu chi phí triển khai cùng “Đối tác chính thức của Odoo”
IZISolution là đối tác chính thức của Odoo tại Việt Nam. Điểm khác biệt của đối tác chính thức Odoo so với các nhà cung cấp khác đó là:
-
Sở hữu đội ngũ chuyên gia do chính Odoo đào tạo
-
Hiểu rõ hệ thống Odoo nhất
-
Cập nhật tính năng, công nghệ nhanh nhất
-
Luôn tiếp cận với nguồn thông tin chính thống từ Odoo
-
Nhận được sự hỗ trợ tốt hơn từ Odoo
Do hiểu rõ hệ thống và nhận được sự hỗ trợ cao hơn từ Odoo, đối tác vàng Odoo sẽ là nhà cung cấp phần mềm lý tưởng cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp sẽ tránh được tình trạng:
-
Khảo sát và hoạch định nhu cầu sử dụng không hiệu quả, khó xác định các module cần sử dụng và cần tùy chỉnh
-
Mò mẫm triển khai phần mềm do không thực sự am hiểu Odoo
-
Tốn thời gian, nhân lực, chi phí do quá trình triển khai thường xuyên bị gián đoạn
-
Không nhận được sự hỗ trợ cần thiết từ đội ngũ triển khai và từ phía Odoo
-
Đi chậm hơn so với xu hướng công nghệ, do vấn đề nâng cấp, cập nhật phần mềm chậm trễ
Với mong muốn đưa giải pháp quản trị doanh nghiệp hiệu quả tới các doanh nghiệp Việt Nam, IZISolution luôn tích cực xây dựng đội triển khai Odoo chuyên nghiệp và tận tâm nhất. IZISolution đã cung cấp giải pháp cho rất nhiều doanh nghiệp như: Kangaroo, Golden Gate, Sun Group, Hòa Bình Group, Homefarm, TC Motor,... cam kết sẽ giúp doanh nghiệp của bạn đưa ra các quyết định đúng đắn và tiết kiệm chi phí cho dự án triển khai.
Hãy liên hệ ngay với IZISolution để được tư vấn và hỗ trợ triển khai Odoo hiệu quả và tiết kiệm chi phí nhất!
Liên hệ chuyên gia:
Hotline: 0964.578.234
Fanpage: https://www.facebook.com/izisolution
Xem thêm:
Ưu nhược điểm của odoo là gì? Có nên sử dụng Odoo không?
Phần mềm Odoo & Các phương pháp triển khai
Hướng dẫn cài đặt và sử dụng Odoo 15 trên nền tảng Windows
Tính năng phần mềm quản lý bán hàng Odoo giúp ích gì cho doanh nghiệp?