Case study ứng dụng phần mềm Odoo thành công trong ngành Sản xuất
Ứng dụng công nghệ vào quản lý ngành sản xuất tại Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ và tạo ra nhiều cơ hội cho sự nâng cao năng suất và tăng trưởng bền vững. Tuy vậy, cần đảm bảo rằng tất cả các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, được hỗ trợ để áp dụng công nghệ vào quy trình sản xuất một cách hiệu quả và bền vững.
Phần mềm Odoo là một trong những hệ thống phần mềm được nhiều doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam lựa chọn sử dụng. Cùng IZISolution tìm hiểu chi tiết về những ví dụ điển hình ứng dụng phần mềm Odoo thành công trong ngành sản xuất nhé!
I. Thực trạng ứng dụng công nghệ vào quản lý ngành sản xuất hiện nay
Tiến bộ công nghệ đã tạo ra nhiều cơ hội và thách thức cho ngành sản xuất Việt Nam trong thời đại hiện đại. Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin và các ứng dụng kỹ thuật số, các doanh nghiệp sản xuất ở Việt Nam đang áp dụng công nghệ vào quản lý ngành sản xuất nhằm nâng cao năng suất lao động, cải thiện chất lượng sản phẩm và gia tăng tính cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Theo Tổng cục Thống kê, số doanh nghiệp đang hoạt động năm 2018 là 34.010, năm 2019 là 39.421, năm 2020 là 44.096, năm 2021 là 43.116 và năm 2022 là 59.835 doanh nghiệp.
Trong đó, những doanh nghiệp lĩnh vực sản xuất lại gặp nhiều vấn đề trong quản lý như:
-
Vấn đề bảo mật thông tin nghiên cứu và phát triển sản phẩm là một khía cạnh gặp khó khăn. Bộ phận nghiên cứu thường áp dụng mô hình thủ công không có tính quy chuẩn và đồng bộ.
-
Quản lý hồ sơ lô sản xuất vẫn được thực hiện bằng cách thủ công. Đa phần các doanh nghiệp lưu trữ thông tin về quy trình sản xuất, công thức sản phẩm và công đoạn sản xuất trên giấy tờ. Việc tra cứu thông tin này tốn nhiều thời gian, gây nhầm lẫn và tăng chi phí bảo quản cũng như diện tích lưu trữ.
-
Quản lý hàng tồn kho và ngày hết hạn sản phẩm cũng gặp nhiều khó khăn. Đối mặt với chi phí bảo quản cao khi hàng tồn kho lớn, doanh nghiệp cần đảm bảo sử dụng sản phẩm trước ngày hết hạn để tránh tình trạng tiêu hủy hàng hóa hư hỏng hoặc hết hạn.
-
Quản lý chất lượng sản phẩm là một thách thức. Quá trình sản xuất sản phẩm thông thường đi qua nhiều công đoạn khác nhau trước khi hoàn thành. Nếu áp dụng phương pháp điều hành sản xuất theo cách truyền thống, có thể gây sai sót thông tin, tăng thời gian chờ đợi, lãng phí nhân công và đôi khi làm tăng rủi ro về chất lượng sản phẩm.
-
Lập kế hoạch sản xuất mất nhiều thời gian. Bộ phận sản xuất thường phải mất một tuần để hoàn thiện bản kế hoạch sản xuất do việc tập hợp báo cáo từ các phòng ban liên quan. Việc tính toán thủ công có thể gây sai sót và ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất cũng như hàng tồn kho.
II. Case study doanh nghiệp ngành sản xuất sử dụng Odoo thành công
1. TC Motor
TC Motor ( viết tắt của Công ty CP Hyundai Thành Công Việt Nam) là đơn vị đi đầu trong việc sản xuất, lắp ráp, phân phối dòng xe Huyndai & các phụ tùng ô tô.
Với mục tiêu trở thành thương hiệu dẫn đầu trong ngành Công nghiệp Ô tô tại Việt Nam và nhà sản xuất OEM và linh phụ kiện hàng đầu, TC Motor đã từng bước kiến tạo nên bản sắc riêng, cam kết mang đến cho khách hàng những sản phẩm tốt nhất với giá cả hợp lý nhất.
Nhằm tận dụng sức mạnh công nghệ và sản xuất kinh doanh, TC Motor kết hợp với IZISolution triển khai phần mềm quản lý doanh nghiệp. Với kinh nghiệm phong phú kết hợp đội ngũ triển khai giỏi chuyên môn & thông thạo nghiệp vụ, IZISolution cam kết đem đến cho TC Motor giải pháp quản lý doanh nghiệp hiệu quả, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh doanh của TC Motor, bám sát các chiến lược TC Motor theo từng giai đoạn cụ thể.
2. Nesta
Nesta là đơn vị tiên phong tại Việt Nam trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ thiết kế – Sản xuất – Thi công nội thất trọn gói và theo yêu cầu. Với khát vọng kiến tạo những tổ ấm đẹp và bền vững cho xã hội, tên gọi Nesta hình thành dưới sự kết hợp của chữ Nest – tổ ấm và ký tự đầu tiên của Architecture – kiến tạo.
Ứng dụng công nghệ trong quản lý ngành sản xuất đã có những bước phát triển đáng kể trong thời gian gần đây. Công nghệ thông tin và các giải pháp số hóa đã được áp dụng rộng rãi để nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng cường quản lý và cải thiện năng suất lao động. Nhằm tối ưu quy trình quản lý và sản xuất, Nesta và công ty IZISolution đã chính thức khởi động dự án ERP với hai giai đoạn:
-
Giai đoạn 1: Triển khai phần sản xuất: bao gồm quản lý BoM, nguyên vật liệu, quy trình sản xuất,...
-
Giai đoạn 2: Triển khai phần nhân sự: bao gồm quản lý hồ sơ, chấm công, tính lương,...
Dự án triển khai hệ thống ERP đã thành công tốt đẹp dựa trên các yếu tố cốt lõi bao gồm:
-
Đảm bảo thông suốt tư tưởng lãnh đạo từ trên xuống dưới
-
Cố định nguồn lực vận hành dự án, hạn chế sự thay đổi nhân sự trong quá trình triển khai
-
Hai bên thống nhất các yêu cầu trước khi triển khai, hạn chế tối đa các thay đổi trong quá trình triển khai
-
Tuân thủ đúng các mốc timeline, tiến hành điều chỉnh kịp thời khi có sự thay đổi
-
Hai bên đề xuất lịch họp trực tiếp, họp online trong trường hợp cần thiết
-
Các đề xuất thay đổi của Nesta cần được tập hợp và gửi qua email. Sau khi xem xét các yêu cầu, đại diện Tổ Dự án IZISolution sẽ phản hồi lại qua mail.
Trên đây là những Case study ứng dụng phần mềm Odoo thành công trong ngành Sản xuất. Nếu bạn đang cần tư vấn hệ thống quản trị doanh nghiệp, bạn có thể để lại thông tin hoặc liên hệ ngay với IZISolution để được tư vấn và quá trình triển khai mô hình ERP cho doanh nghiệp nhé!