Cập nhật tình hình chuyển đổi số trên thế giới
Chuyển đổi số đã trở thành một xu hướng không thể phủ nhận trên toàn cầu. Từ các doanh nghiệp đa quốc gia đến người dân thông thường, tất cả đều chứng kiến sự tác động của công nghệ và ảnh hưởng sâu sắc của nó đến cuộc sống hàng ngày.
Trong bài viết này, hãy cùng IZISolution cập nhật tình hình chuyển đổi số trên thế giới.
1. Nhận thức của các doanh nghiệp trên thế giới về chuyển đổi số
Chuyển đổi số đã và đang thay đổi suy nghĩ của các nhà lãnh đạo trên toàn cầu. Việc áp dụng chuyển đổi số mang lại hiệu suất hoạt động, giảm chi phí và tiết kiệm thời gian chỉ là vấn đề sớm muộn phải áp dụng. Nhìn chung, việc thực hiện chuyển đổi số trên thế giới đã được bắt đầu khá rõ ràng.
Quan điểm cho rằng chuyển đổi số chỉ áp dụng cho các công ty lớn, giàu có không còn đúng trong thời điểm hiện tại. Khi mà công nghệ phát triển, ngay cả các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) cũng như các Startup, dù có nguồn lực hạn chế, cũng đã có thể tiếp cận công nghệ và giải pháp số để phục vụ hoạt động kinh doanh của mình.
Theo một cuộc khảo sát được thực hiện bởi Cisco & IDC năm 2020 tại 14 quốc gia thuộc khu vực Châu Á Thái Bình Dương, về mức độ trưởng thành số của các doanh nghiệp SMEs, có những kết quả sau:
-
Khoảng 3% số doanh nghiệp cho rằng chuyển đổi số không quan trọng đối với hoạt động của họ, con số này thấp hơn nhiều so với 22% năm 2019.
-
62% doanh nghiệp kỳ vọng rằng chuyển đổi số sẽ giúp cải thiện hiệu suất và tạo ra các sản phẩm, dịch vụ mới hiệu quả hơn.
-
56% doanh nghiệp nhận thấy rằng sự cạnh tranh và chuyển đổi số là yếu tố quan trọng để tồn tại và phát triển trong thị trường hiện nay.
2. Tiến trình chuyển đổi số của các doanh nghiệp trên thế giới
Tốc độ chuyển đổi số trong các khu vực và quốc gia trên thế giới khác nhau tùy thuộc vào mức độ phát triển công nghệ và tốc độ chuyển đổi mô hình doanh nghiệp. Theo đánh giá, khu vực châu Âu được xem là nơi có tốc độ chuyển đổi số nhanh nhất, tiếp theo là Mỹ và các quốc gia châu Á.
Theo Cisco & IDC, quá trình chuyển đổi số trên thế giới của các doanh nghiệp được chia thành 4 giai đoạn chính: "xuất phát", "quan sát", "thách thức" và "trưởng thành".
Khảo sát từ 900 nhà lãnh đạo doanh nghiệp trong báo cáo của Fujitsu về “Chuyển đổi số toàn cầu năm 2019” cho thấy:
-
40% doanh nghiệp tham gia khảo sát đã thực hiện và gặt hái được thành quả từ các dự án chuyển đổi
-
40% các dự án vẫn đang trong giai đoạn triển khai và chỉ một số ít
-
Dưới 30% các doanh nghiệp chưa thực hiện dự án chuyển đổi số nào
3. Các ưu tiêu của doanh nghiệp khi chuyển đổi số
Xu hướng ưu tiên các dự án và thị trường chuyển đổi số
Theo Gartner, công ty nghiên cứu và tư vấn về công nghệ thông tin hàng đầu thế giới, các dự án chuyển đổi số đang là ưu tiên của rất nhiều doanh nghiệp trên thị trường. Cụ thể, có tới 87% nhà lãnh đạo đánh giá số hoá quy trình đang là ưu tiên số 1, 40% các tổ chức đã và đang triển khai rộng rãi các hoạt động nhằm số hoá quy trình kinh doanh, quy trình quản trị và có tới 91% lãnh đạo doanh nghiệp đã bắt đầu hoạt động số hoá trong từng phạm vi nhất định.
Thống kê của công ty nghiên cứu thị trường Market Research Future cho thấy vào năm 2018, mức đầu tư cho chuyển đổi số toàn cầu đạt 205,65 tỷ USD. Ước tính tới năm 2025, con số này sẽ đạt khoảng 817,05 tỷ USD với tốc độ tăng trưởng mức đầu tư trung bình hàng năm đạt tới 18,87%.
Mức tăng trưởng ấn tượng này gấp nhiều lần so với mức tăng trưởng GDP thế giới, thể hiện mối quan tâm và sự đầu tư rất lớn từ các doanh nghiệp và các tổ chức cho các dự án liên quan tới chuyển đổi số cho tới năm 2025.
Xu hướng ưu tiên triển khai nền tảng công nghệ số (“Digital-First”)
Ở giai đoạn đầu của quá trình chuyển đổi số, lựa chọn của hầu hết các doanh nghiệp khi xây dựng các hướng phát triển kinh doanh là lựa chọn các nền tảng công nghệ số trước tiên (“Digital-First”).
Khảo sát về Kinh doanh số (Digital Business Survey) của IDG năm 2019 cũng cho thấy khoảng 91% doanh nghiệp có kế hoạch áp dụng hoặc đã đưa vào áp dụng chiến lược “Digital-First". Không có nhiều sự khác biệt giữa doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp nhỏ trong chiến lược “Digital-First” khi con số này của các DN nhỏ và vừa là 89% và các doanh nghiệp lớn là 93%.
Các ưu tiêu của doanh nghiệp khi chuyển đổi số
Theo khảo sát của BDO năm 2019 với hơn 300 lãnh đạo cấp Giám đốc (C-Level) cho thị trường các doanh nghiệp cỡ vừa trong các lĩnh vực bán lẻ, tài nguyên thiên nhiên, năng lượng, tài chính, y tế và dược phẩm năm 2019 cho biết có tới hơn 60% lãnh đạo cấp cao nói rằng mục tiêu từ 18 tháng tới 5 năm của họ khi thực hiện chuyển đổi số là nhằm “nâng cao trải nghiệm khách hàng”, “cải thiện hiệu quả hoạt động” và “tạo ra các sản phẩm, dịch vụ mới”.
Xem thêm: Đâu là các lĩnh vực trọng tâm của chuyển đổi số trong doanh nghiệp cần chú ý?
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN CHUYỂN ĐỔI SỐ |
Đặt bước chân đầu tiên vào chuyến hành trình Chuyển đổi số của bạn với HST Consulting! Đăng ký ngay để nhận sự tư vấn chuyên sâu, đội ngũ chuyên gia tận tâm của chúng tôi sẽ giúp bạn tối ưu hóa hiệu suất kinh doanh và khám phá những cơ hội đầy tiềm năng trong thế giới số. |
4. Tác động của chuyển đổi số đến GDP các nước
Tác động của chuyển đổi số đến GDP của các quốc gia rất đáng kể. Tăng trưởng GDP của các quốc gia và khu vực khác nhau đã chứng minh khả năng tác động của chuyển đổi số như sau:
-
Theo nghiên cứu của Microsoft tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương, tác động của chuyển đổi số đến GDP được ước tính khoảng 6%. Đây là con số thấp hơn so với 25% vào năm 2019 và tăng lên 60% vào năm 2021.
-
Theo nghiên cứu của McKinsey, dự đoán rằng vào năm 2025, tác động của chuyển đổi số đến GDP sẽ là khoảng 25% tại Hoa Kỳ, 35% tại Brazil và khoảng 36% tại các quốc gia châu Âu. Điều này cho thấy sự quan trọng và tiềm năng của chuyển đổi số trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của các quốc gia.
5. Một số cập nhật khác về tình hình chuyển đổi số trên thế giới
Chuyển đổi số vốn được nhiều quốc gia trên thế giới và trong khu vực đẩy mạnh trong vài năm trở lại đây. Đại dịch Covid 19 đã làm bật tính tất yếu của xu hướng này. Trên thực tế, những đổi mới kỹ thuật số lẽ ra có thể diễn ra trong 10-20 năm tới đã bị “nén lại” trong hai năm qua. Nhiều doanh nghiệp nhanh chóng và nhạy bén với chuyển đổi số đã tạo ra khoảng cách rất rõ nét với những doanh nghiệp chưa hoặc chậm trễ trong quá trình chuyển đổi số.
Cụ thể, theo khảo sát của Accenture vào năm 2021, nếu như khoảng cách về tốc độ tăng trưởng giữa những doanh nghiệp dẫn đầu (Leaders) và doanh nghiệp tụt hậu (Laggards) vào năm 2019 chỉ là 2 lần, thì vào năm 2021 khoảng cách ấy đã tăng lên 5 lần. Có thể thấy, những doanh nghiệp biết áp dụng công nghệ tiên tiến sớm hơn có cơ hội tạo ra những bước tiến lớn hơn, bắt kịp với xu hướng phát triển và tạo thêm nhiều giá trị mới.
Xem thêm: Xu hướng chuyển đổi số trên thế giới và tại Việt Nam
Trên đây là một số cập nhật tình hình chuyển đổi số trên thế giới . Hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi số.