Các bước triển khai Odoo thành công - Hành trình ứng dụng ERP đột phá
Triển khai Odoo thành công ngày càng trở thành xu hướng công nghệ được áp dụng trong nhiều tổ chức. Nhờ hệ sinh thái quản lý doanh nghiệp toàn diện và linh hoạt, Odoo được đánh giá là phần mềm ERP tốt nhất hiện nay. Trong bài viết dưới đây, IZISolution sẽ giúp bạn có được cách tiếp cận các bước triển khai Odoo hiệu quả nhất.
I. Các bước triển khai Odoo cho doanh nghiệp
Không có quy ước cụ thể về các bước triển khai phần mềm Odoo cho các tổ chức. Tuy nhiên, để lên một chiến lược ứng dụng Odoo thành công, tổ chức cần tiếp cận với các bước triển khai quan trọng sau đây:
1. Nghiên cứu kỹ lưỡng về lĩnh vực hoạt động
Bước đầu tiên trong quá trình triển khai Odoo hay bất cứ phần mềm nào khác chính là việc phân tích nhu cầu và xu hướng phát triển của tổ chức. Phân tích kỹ lưỡng về nhu cầu kinh doanh của doanh nghiệp sẽ giúp tổ chức lựa chọn giải pháp ERP phù hợp. Từ đó, doanh nghiệp có có cái nhìn rõ ràng về các tính năng của phần mềm, mục tiêu khi ứng dụng phần mềm quản lý doanh nghiệp.
Hơn nữa, điều này sẽ giúp tổ chức lập được kế hoạch triển khai phần mềm Odoo chi tiết cũng như có những dự toán để phân bổ nguồn lực phù hợp. Nghiên cứu, khảo sát doanh nghiệp chính là bước đầu tiên và cũng là bước đặt nền tảng cho sự thành công của dự án triển khai Odoo ERP.
>>> Xem thêm: Tư vấn Odoo License
2. Lập kế hoạch
Khi đã xác định được các yêu cầu của phần mềm Odoo ERP, bước tiếp theo là lập kế hoạch triển khai. Ở bước này, tổ chức nên phối hợp với nhà cung cấp phần mềm để xây dựng bản kế hoạch dự án triển khai hệ thống ERP chi tiết.
Nội dung của bản kế hoạch thường bao gồm: Thời gian triển khai hệ thống Odoo, mục tiêu cần đạt được, chi phí dự kiến, kế hoạch đào tạo,...
3. Thử nghiệm nền tảng đã phát triển
Đối với việc triển khai các dự án công nghệ, nhà phát triển đều cung cấp các phiên bản thử nghiệm cho khách hàng. Dựa trên bản Odoo demo, doanh nghiệp sẽ có cái nhìn thực tế về hiệu quả của việc ứng dụng phần mềm Odoo trong việc quản lý.
Việc thử nghiệm có thể được thực hiện ở từng bộ phận nhỏ, sau đó doanh nghiệp và nhà cung cấp sẽ đánh giá sự phù hợp của nền tảng. Mục đích của việc thử nghiệm phần mềm chính là phát triển hệ thống sao cho phù hợp và hoạt động trơn tru với yêu cầu công việc của khách hàng.
Hơn nữa, sau khi thay đổi, nâng cấp, một vòng thử nghiệm khác sẽ được diễn ra để đánh giá hiệu quả của phần mềm Odoo ERP.
4. Triển khai nền tảng Odoo
Sau khi đánh giá phiên bản thử nghiệm hoàn tất, nền tảng Odoo sẽ được triển khai để quản lý hoạt động của công ty. Đây là phiên bản đã được phát triển thông qua những lần thử nghiệm với độ chính xác gần như tuyệt đối và hiệu suất vận hành được đảm bảo. Bên cạnh đó, trong quá trình triển khai Odoo doanh nghiệp, nhà cung cấp cũng sẽ hỗ trợ tổ chức tích hợp phần mềm của bên thứ 3 vào hệ thống.
Với lợi thế về khả năng kết nối, tổ chức có thể dễ dàng tích hợp Odoo với các ứng dụng khác phục vụ tốt nhu cầu quản lý và kiểm soát nguồn lực.
5. Đào tạo
Khi hệ thống Odoo ERP đã được triển khai thành công, để tổ chức có thể làm chủ được nền tảng, thì đơn vị sản xuất sẽ tiến hành các buổi đào tạo sử dụng Odoo ERP. Doanh nghiệp có thể cử nhân viên của các bộ phận tham gia khóa đào tạo Odoo để thực hiện các công việc liên quan đến nghiệp vụ của họ tại công ty.
Ngoài ra, để thuận tiện hơn cho quá trình đào tạo phần mềm, doanh nghiệp có thể trao đổi với nhà cung cấp dịch vụ triển khai Odoo về các thao tác trên hệ thống thông qua mô - đun đào tạo chuyên dụng. Tính năng này được tích hợp sẵn trên nền tảng hệ thống Odoo.
>>> Xem thêm: Tùy chỉnh Odoo
II. Yếu tố đánh giá triển khai Odoo thành công
Hiệu quả của phần mềm với tổ chức thường được đánh giá dưới nhiều góc độ khác nhau tùy thuộc vào mục đích triển khai. Dưới đây là những yếu tố chính để đánh giá hiệu quả của phần mềm Odoo với doanh nghiệp.
1. Tinh giản quy trình & Gia tăng tính liên kết
Bộ công cụ của Odoo cung cấp nhiều chức năng đa dạng, giải quyết các vấn đề trong doanh nghiệp một cách hiệu quả. Odoo cho phép người dùng tạo, lưu trữ và trích xuất dữ liệu tùy theo mục đích sử dụng.
Phần mềm giúp loại bỏ những quy trình giản đơn nhưng mất nhiều thời gian như quản lý hồ sơ nhân sự, quản lý thông tin khách hàng, quản lý chất lượng sản phẩm,...
Bên cạnh đó, phần mềm Odoo mang đến những giải pháp hiệu quả trong việc liên kết các phòng ban. Người dùng có thể xem được các dữ liệu của các bộ phận khác khi được cấp quyền.
Nhân sự cũng có thể trao đổi trực tiếp với nhau thông qua tính năng như nhắn tin, liên hệ trực tiếp giúp cập nhật tình hình công việc được nhanh chóng. Triển khai phần mềm Odoo ERP không những mang đến giải pháp quản lý doanh nghiệp tiên tiến mà còn là yếu tố giúp gắn kết các bộ phận trong tổ chức.
2. Đáp ứng mục tiêu tăng trưởng
Odoo là giải pháp ERP có thể phát triển thêm các tính năng. Ban đầu tổ chức có thể chỉ cần sử dụng 3 - 4 mô - đun chức năng. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, tổ chức hoàn toàn có thể triển khai thêm các mô - đun chức năng khác để đáp ứng nhu cầu quản lý của doanh nghiệp. Chính vì vậy, triển khai Odoo được xem là một giải pháp phần mềm chiến lược dài hạn của các doanh nghiệp.
3. Tích hợp tập trung
Với Odoo, người dùng chỉ cần một nền tảng duy nhất để quản lý tất cả các khía cạnh của doanh nghiệp. Từ các chức năng như sản xuất, marketing, nhân sự, kinh doanh,... đến các công việc liên quan đến chiến lược, xây dựng mục tiêu được cập nhật một cách liên tục. Điều này giúp người lãnh đạo có được cái nhìn tổng quát về tình hình hoạt động của tổ chức.
Bên cạnh đó, Odoo còn dễ dàng tích hợp với các ứng dụng khác như Magento, MES, Shopify, WooCommerce,... mang đến hệ sinh thái quản lý doanh nghiệp hoàn hảo.
4. Cải thiện trải nghiệm khách hàng
Cải thiện trải nghiệm khách hàng được nhà phát triển đặc biệt quan tâm trong những phiên bản Odoo mới nhất. Các tính năng thương mại điện tử của Odoo đã được phát triển giúp khách hàng dễ dàng tìm kiếm, so sánh thông tin sản phẩm, đặt hàng và tiến hành theo dõi đơn đặt hàng. Ngoài ra, khách hàng có thể trao đổi trực tiếp với doanh nghiệp.
Ngoài ra, nền tảng Odoo còn giúp doanh nghiệp thu thập thông tin của khách hàng một cách đầy đủ. Dựa vào những thông tin đó, tổ chức có thể đưa ra các chiến lược tiếp thị, bán hàng phù hợp. Điều này không chỉ nâng cao trải nghiệm khách hàng mà còn giúp doanh nghiệp tăng trưởng doanh thu.
>>> Xem thêm: Đánh giá phần mềm Odoo ERP 2022
5. Giảm thiểu sai sót
Nhờ khả năng tùy chỉnh dễ dàng, người dùng có thể cấu hình các mô - đun chức năng phù hợp với nghiệp vụ của từng phòng ban và xóa bỏ những ứng dụng không cần thiết. Điều này giúp nhân viên các bộ phận tập trung hơn vào các chức năng chính cho công việc. Nhân viên sẽ dễ dàng quan sát và hạn chế sự sai sót trong thao tác.
>>>Xem thêm: Nâng cấp Odoo
Triển khai Odoo thành công là mục tiêu của nhiều doanh nghiệp trong cuộc đua chuyển đổi số. IZISolution mong muốn có thể mang giải pháp quản trị doanh nghiệp Odoo ERP đến với ngày càng nhiều doanh nghiệp Việt hơn nữa, giúp các doanh nghiệp tạo đột phá trong kinh doanh.
Liên hệ tư vấn triển khai phần mềm Odoo ERP uy tín:
-
Hotline: 0964.578.234
-
Website: https://izisolution.vn/