Những đặc tính của doanh nghiệp làm chủ số hoá
Hầu hết các doanh nghiệp hiện nay đều đã và đang đầu từ vào mảng công nghệ như mạng xã hội, thiết bị di động, công cụ phân tích (dữ liệu), thiết bị nhúng. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp đã đạt được sự phát triển vượt bậc so với các doanh nghiệp khác và được gọi là Bậc thầy Số hóa. Việc so sánh những "bậc thầy” với những công ty khác giúp chúng ta nhận biết sự khác biệt trong cách những người làm chủ công nghệ định hình khái niệm và quản lý hoạt động số hóa. Sự khác biệt để trở thành Bậc thầy Số hóa không nằm ở các khoản đầu tư, mà ở cách lãnh đạo dẫn dắt sự thay đổi.
Những Bậc thầy Số hóa xuất sắc trên hai phương diện then chốt năng lực số hóa và năng lực lãnh đạo. Đây là hai mặt hoàn toàn tách biệt trong quá trình làm chủ công nghệ số và mỗi mặt đều đóng một vai trò nhất định. Quyết định đầu tư vào đâu mang một tầm quan trọng nhất định, nhưng cách thức sử dụng những nguồn đầu tư này để chuyển đổi công ty mới là chìa khóa dẫn tới thành công. Chỉ một trong hai phương diện là không đủ, mỗi mặt đều liên kết với những hoạt động tài chính khác nhau và mang lại những lợi thế riêng biệt. Khi đi đôi với nhau, chúng giúp Bậc thấy Số hóa có lợi thế vượt trội so với những đối thủ cạnh tranh.
I. Năng lực số hóa
Những Bậc thầy Số hóa nắm rõ các cơ hội và phương thức để đầu tư vào tiềm năng số hóa. Quy mô của khoản đầu tư không quan trọng bằng lý do – tại sao lại đầu tư - và tầm ảnh hưởng chúng tạo ra. Bậc thấy Số hóa xem công nghệ như một giải pháp để thay đổi cách làm kinh doanh: phương thức tương tác với khách hàng, hoạt động nội bộ và thậm chỉ là cả mô hình kinh doanh. Với các doanh nghiệp “bậc thầy", công nghệ mới như mạng xã hội, thiết bị di động và công cụ phân tích không phải là mục tiêu họ muốn đạt được, việc sở hữu chúng cũng không nhằm mục đích đánh tín hiệu tới các nhà đầu tư và khách hàng. Những công nghệ đó là công cụ để họ xích lại gần hơn tới khách hàng. trao quyền hành cho nhân viên và thay đổi quy trình kinh doanh nội bộ.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp cần nhiều hơn là yếu tố công nghệ. Những tiềm năng được tạo ra thông qua các khoản đầu tư hợp lý vào lĩnh vực số rất quan trọng, nhưng chỉ như vậy là không đủ. Doanh nghiệp chọn đúng lĩnh vực để đầu tư đạt doanh thu cao hơn trên mỗi đơn vị tài sản hữu hình (như nhân công và cơ sở vật chất); doanh thu này cao hơn so với những đối thủ cạnh tranh nhưng lại không đạt được lợi nhuận mong muốn. Cần tới một năng lực lãnh đạo để nắm được lợi thể số hóa thực sự.
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN CHUYỂN ĐỔI SỐ |
Đặt bước chân đầu tiên vào chuyến hành trình Chuyển đổi số của bạn với HST Consulting! Đăng ký ngay để nhận sự tư vấn chuyên sâu, đội ngũ chuyên gia tận tâm của chúng tôi sẽ giúp bạn tối ưu hóa hiệu suất kinh doanh và khám phá những cơ hội đầy tiềm năng trong thế giới số. |
II. Năng lực lãnh đạo
Với những Bậc thầy Số hóa, một sự lãnh đạo tận tâm mang nhiều ý nghĩa hơn chỉ là một cụm từ sáo rỗng. Đó là đòn bẩy để nâng công nghệ thành sự chuyển đổi số. Mặc dù nhiều chuyên gia khuyên "hãy để những tài năng rực nở" trong doanh nghiệp, chúng tôi chưa từng thấy ví dụ nào về chuyển đổi số thành công khởi xướng tử cấp dưới. Thay vào đó, nhà điều hành trong doanh nghiệp Bậc thầy Số hóa dẫn dắt sự chuyển mình thông qua lãnh đạo quyết liệt từ trên xuống: định hướng, xây dựng động lực và đảm bảo tổ chức đi đúng hướng.
Sự lãnh đạo từ trên xuống dưới không có nghĩa doanh nghiệp phải lên kế hoạch về tất cả mọi thứ để số hóa ngay từ bước đầu, hay chỉ cần tạo ra động lực cho rồi chờ đợi những điều vĩ đại. Tại những doanh nghiệp “bậc thầy" các lãnh đạo xây dựng một tầm nhìn rõ ràng và rộng mở về tương lai, bắt đầu với chương trình có tính quyết định và khiến nhân viên xây dựng tầm nhìn này theo thời gian.
Người lãnh đạo tham gia xuyên suốt quá trình chuyển đổi để tạo ra sự thay đổi, thúc đẩy quá trình này và định hưởng lại những hành vi, hoạt động đi ngược lại với tầm nhìn đã đề ra. Họ luôn tìm kiếm các giải pháp để mở rộng tầm nhìn và thúc đẩy lợi thế số hóa cho doanh nghiệp. Như Asian Paints, Nike và những công ty khác đã cho thấy, mỗi bước trên hành trình số hóa này tạo ra những tiềm năng mới để khai phá và xây dựng lợi thế số của tổ chức.
Sự lãnh đạo từ trên xuống đồng nghĩa với một cơ cấu quản trị và điều phối vững mạnh. Rất khó để đảm bảo tất cả các bộ phận của một tổ chức có cấu trúc phức tạp đều đi đúng hướng với tốc độ phù hợp. Nhân viên tại các đơn vị khác nhau thường thực hiện nhiệm vụ riêng biệt hoặc không chủ động thực hiện phương pháp hoạt động mới. Doanh nghiệp chỉ thực sự đạt được lợi thế số khi phối hợp nhiều hoạt động số hóa khác nhau và điều này chỉ trở thành hiện thực khi tất cả nhân viên có chung một mục tiêu. Nike đã thành lập Nike Digital Sport trong năm 2010 để tạo ra sự phối hợp, đổi mới và một vài nguồn lực chung cho các chương trình số hóa".
Gã khổng lồ trong lĩnh vực cà phê, Starbucks, đã bổ nhiệm vị trí Giám đốc Kỹ thuật số (CDO) vào năm 2012 với lý do tương tự. Asian Paints đã mở rộng vai trò của Giám đốc Công nghệ Thông tin (CIO) để phụ trách điều hành chiến lược cũng như khối Công nghệ. Những doanh nghiệp bình thưởng cho rằng, chỉ cần một ban lãnh đạo để định hướng cho bước số hóa là đủ. Thực tế, kết quả mang lại quan trọng hơn là các vị trí chức trách. Các “bậc thầy" đều tìm được giải pháp xây dựng một tầm nhìn rõ ràng về tương lai, khiến nhân lực tập trung vào mục tiêu, nuôi dưỡng sự gắn kết giữa khối Kỹ thuật và khối Kinh doanh, cũng như định hướng bước số hóa thông qua năng lực quản trị vững mạnh.