Lộ trình triển khai các giải pháp công nghệ theo từng giai đoạn chuyển đổi số: Tiếp thị kỹ thuật số và nhiều hơn thế nữa
Trong thời đại công nghệ số ngày nay, việc chuyển đổi số đã trở thành một xu hướng không thể tránh khỏi đối với các doanh nghiệp. Tuy nhiên, để triển khai chuyển đổi số một cách hiệu quả, các doanh nghiệp cần phải có một lộ trình rõ ràng và chi tiết. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu lộ trình triển khai các giải pháp công nghệ chuyển đổi số theo từng giai đoạn, xoay quanh chủ đề tiếp thị kỹ thuật số và nhiều hơn thế nữa.
I. Các giải pháp công nghệ theo từng giai đoạn của lộ trình chuyển đổi số
1. Giai đoạn chuẩn bị
Thu thập, phân tích và đánh giá hiện trạng:
Đánh giá môi trường kinh doanh, các điều kiện hoạt động theo nhiều góc độ khác nhau. Thông qua việc phân tích thị trường, đối thủ cạnh tranh, đối tượng khách hàng, sản phẩm, dịch vụ và dữ liệu liên quan, doanh nghiệp có thể hiểu rõ hơn về vị trí của mình trong môi trường kinh doanh.
Phân tích cơ hội và thách thức chuyển đổi số:
Bao gồm xem xét khả năng áp dụng các công nghệ và số hóa cho các đối tượng và quy trình. Bằng cách xác định các cơ hội phát triển mới và đối mặt với thách thức, doanh nghiệp có thể xác định được hướng đi chính xác cho quá trình chuyển đổi.
Xây dựng mục tiêu và lộ trình:
Thiết lập các mục tiêu rõ ràng về khách hàng, doanh số, doanh thu, sản phẩm, dịch vụ, kênh bán hàng, và nhiều yếu tố khác. Đồng thời, doanh nghiệp cần xác định mức độ số hóa và tự động hóa đối tượng và quy trình để tạo ra hiệu quả và cạnh tranh mới.
2. Giai đoạn 1
Ưu tiên các hướng chuyển đổi:
Doanh nghiệp tập trung vào việc chuyển đổi mô hình kinh doanh, tạo ra trải nghiệm khách hàng tốt hơn, mở rộng thị trường và khách hàng mục tiêu, cũng như tăng trưởng doanh thu. Trong giai đoạn này, sự đầu tư chủ yếu được hướng vào việc xây dựng các hệ thống Thương mại điện tử (TMĐT), phát triển Tổng đài hỗ trợ khách hàng và triển khai giải pháp Quản trị Quan hệ Khách hàng (CRM), cùng với các hoạt động tiếp thị trực tuyến.
Triển khai giải pháp cơ bản và quản trị:
Cùng với việc tập trung vào các mục tiêu trên, doanh nghiệp cần thực hiện triển khai các giải pháp cơ bản, đáp ứng nhu cầu quản trị hoặc yêu cầu từ cơ quan nhà nước. Đây bao gồm các hoạt động quản lý đơn giản như Kế toán, khai báo bảo hiểm, khai báo thuế trực tuyến và áp dụng hóa đơn điện tử.
3. Giai đoạn 2
Sau bước 1 (chuẩn bị về mô hình quản trị, nhân sự), bước tiếp theo sẽ triển khai sẽ tập trung vào việc chuyển đổi mô hình vận hành và môi trường làm việc, tối ưu, nâng cao năng lực quản trị; Trọng tâm tập trung vào hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp ERP (bao gồm việc kết nối chuỗi cung ứng), hệ thống quản trị nhân sự (HRM/HCM), chấm công, tính lương, quản trị kế hoạch, quản trị công việc, báo cáo.
Doanh nghiệp đồng thời triển khai một số nghiệp vụ về bán hàng, tiếp thị, đặc biệt tối ưu tìm kiếm và các hệ thống báo cáo quản trị cho hoạt động bán hàng.
4. Giai đoạn 3
Tập trung kết nối hệ thống và nâng cấp dữ liệu:
Trọng điểm ở giai đoạn này là việc liên kết các hệ thống kinh doanh và vận hành. Các hoạt động tập trung vào quản lý và phân tích dữ liệu, nâng cấp các hệ thống quan trọng đã triển khai ở giai đoạn 1. Điển hình như nâng cấp chức năng marketing cho hệ thống CRM, áp dụng tự động hóa và cải thiện website thương mại điện tử chuyên nghiệp. Bên cạnh đó, việc triển khai mô hình kinh doanh kết hợp trực tuyến và offline (O2O), cùng với việc tối ưu hoạt động kinh doanh và vận hành nội bộ, cũng được đặc biệt chú trọng.
Triển khai hệ thống CNTT chuyên sâu và nâng cao trải nghiệm khách hàng:
Tùy thuộc vào điều kiện cụ thể, doanh nghiệp có thể quyết định đầu tư và triển khai các hệ thống CNTT chuyên sâu. Điều này nhằm mục đích nâng cao trải nghiệm khách hàng, đảm bảo an toàn và bảo mật, cũng như thúc đẩy văn hóa doanh nghiệp.
Các hệ thống này có thể bao gồm quản lý khách hàng thân thiết (Loyalty), áp dụng các công nghệ chuyển đổi số cao như IoT, chuỗi khối, thực tế ảo và thực tế ảo tăng cường. Ngoài ra, việc triển khai hệ thống mạng xã hội nội bộ và ứng dụng di động dành cho nhân viên cũng có thể được thực hiện.
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN CHUYỂN ĐỔI SỐ |
Đặt bước chân đầu tiên vào chuyến hành trình Chuyển đổi số của bạn với HST Consulting! Đăng ký ngay để nhận sự tư vấn chuyên sâu, đội ngũ chuyên gia tận tâm của chúng tôi sẽ giúp bạn tối ưu hóa hiệu suất kinh doanh và khám phá những cơ hội đầy tiềm năng trong thế giới số. |
II. Một số giải pháp chuyển đổi kỹ thuật số trọng tâm cho doanh nghiệp
1. Hệ thống Quản trị Bán hàng đa kênh
Là giải pháp giúp xây dựng website Thương mại điện tử và quản trị hoạt động bán hàng đồng thời trên nhiều kênh bán khác nhau (website, Facebook, Sàn TMĐT, các ứng dụng di động có chức năng bán hàng v.v.) trên cùng hệ thống, giúp đảm bảo hoạt động bán hàng xuyên suốt. Các công cụ chuyển đổi số bán hàng đa kênh thường bao gồm chức năng quản trị kho đơn giản và có thể có / bao gồm một số nghiệp vụ kế toán quản trị.
2. Giải pháp quản trị quan hệ khách hàng (CRM)
Là các giải pháp giúp quản trị tập khách hàng, thông tin chi tiết và quản trị mối quan hệ của doanh nghiệp với khách hàng, thông qua các chức năng cơ bản như:
-
Chức năng xem thông tin chi tiết, lịch sử tương tác, giao dịch với khách hàng. Phân loại, phân nhóm khách hàng;
-
Chức năng quản trị quy trình bán hàng, phễu bán hàng, từ danh sách khách hàng, khách hàng tiềm năng, cơ hội bán hàng, chốt đơn hàng;
-
Chức năng quản trị chăm sóc khách hàng;
-
Hỗ trợ quản trị các chiến dịch marketing (email, sms, kết nối các nền tảng quảng cáo), thu thập danh sách khách hàng tiềm năng;
-
Kết nối hệ thống tổng đài, các dịch vụ sms, email, v.v.
Các giải pháp CRM cao cấp thường cung cấp các chức năng xử lý tự động: marketing tự động, bán hàng tự động, chăm sóc khách hàng tự động, chấm điểm cơ hội bán hàng, v.v.
3. Giải pháp Tiếp thị trực tuyến
Là các giải pháp, công cụ giúp thực hiện và quản trị các chiến dịch tiếp thị thông thường qua các kênh tiếp thị như Google, Facebook, Zalo, quảng cáo banner, v.v. tối ưu chi phí quảng cáo, tối ưu tìm kiếm. Các giải pháp này có thể được cung cấp bởi chính các nền tảng quảng cáo hoặc các phần mềm bên thứ 3 kết nối với các nền tảng quảng cáo và kết nối với hệ thống CRM, các hệ thống CSDL khách hàng của doanh nghiệp phục vụ cho quảng cáo.
4. Giải pháp hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP)
Là các phần mềm chuyển đổi số giúp doanh nghiệp quản trị các quy trình phối hợp giữa các bộ phận trong doanh nghiệp mà tại đó, thông tin được luân chuyển giữa các bộ phận một cách tự động, phân quyền và xử lý theo chức năng, nhiệm vụ; đảm bảo việc thực hiện đúng, chính xác.
Các giải pháp ERP thường có các nhóm chức năng cơ bản như Kế toán, tài chính, quản trị ngân sách, kế hoạch, quản trị kho (xuất, nhập, tồn, định giá, v.v.), quản trị mua hàng, quản trị bán hàng (thường là bán sỉ, bán theo dự án), quản trị kế hoạch sản xuất, quản trị thông tin đối tác, khách hàng (thường ở mức đơn giản), nhân sự (mức đơn giản) và một số mô đun, bài toán đặc thù của từng lĩnh vực (quản lý đội xe, quản lý cho thuê, quản lý dịch vụ, bảo trì, bảo dưỡng, v.v.)
5. Giải pháp quản trị kênh phân phối
Là các giải pháp giúp doanh nghiệp quản trị việc bán hàng, kiểm soát hàng tồn trên kênh từ nhà sản xuất (hoặc tổng đại lý) tới các đại lý các cấp, đến điểm bán lẻ; quản lý việc di chuyển, kế hoạch đi tuyến, chăm sóc đại lý, điểm bán của nhân viên, v.v.
6. Các dịch vụ an toàn, an ninh mạng
Là dịch vụ của các bên thứ ba nhằm đảm bảo an toàn không gian mạng, chống tấn công, chống giả mạo, giúp đảm bảo hoạt động trực tuyến của doanh nghiệp không bị gián đoạn và gian lận.
7. Một số giải pháp khác
-
Hệ thống Tổng Đài, trung tâm liên lạc khách hàng
-
Các giải pháp thanh toán, giao nhận
-
Giải pháp quản trị khách hàng thân thiết (Loyalty)
-
Giải pháp quản trị nhân sự
-
Dịch vụ đám mây
-
Giải pháp, dịch vụ phân tích dữ liệu
-
Giải pháp văn phòng điện tử
-
Giải pháp hội nghị truyền hình trực tuyến
-
Giải pháp Digital Sinage
-
Các giải pháp ứng dụng IoT
-
Các giải pháp ứng dụng công nghệ AR/VR
-
Các giải pháp ứng dụng công nghệ chuỗi khối
-
Chữ ký số
III. Tham khảo chi phí triển khai các giải pháp quan trọng theo từng giai đoạn của lộ trình
1. Giai đoạn 1
Chi phí cho các sàn TMĐT: 5% - 10% doanh thu, một số các sàn hiện nay
hạn chế hoặc không thu phí, thay vì đó, họ thu phí từ các dịch vụ quảng bá,
quảng cáo trên sàn;
Chi phí Quảng cáo: 10% ~ 35% doanh thu;
Chi phí Thanh toán: 1% - 2%;
Chi phí Giao nhận: 15.000 ~ 50.000 VNĐ/ đơn hàng;
Chi phí Giải pháp (thuê, nhà cung cấp Việt Nam):
-
Giải pháp Quản lý bán hàng: từ 01 triệu/ năm ~ 10 triệu/năm;
-
Giải pháp CRM: từ 05 triệu/ năm ~ 20 triệu/ năm;
Chi phí Giải pháp (mua, nhà cung cấp Việt Nam):
-
Quản lý bán hàng, Website TMĐT nhỏ: từ 50 triệu tới 300 triệu/ dự án;
-
Giải pháp CRM bán hàng, CSKH: từ 300 triệu tới 800 triệu/ dự án;
2. Giai đoạn 2
Chi phí phần mềm ERP :
-
ERP quy mô nhỏ (thuê): 30 triệu/ năm ~ 60 triệu/ năm;
-
ERP quy mô vừa (mua): 300 triệu ~ 1,5 tỷ/ dự án;
-
ERP quy mô vừa, nước ngoài (mua): 800 triệu ~ 2,5 tỷ/ dự án;
Chi phí phần mềm quản trị Kênh PP (VN): ~ 300.000 VNĐ /nhân viên/ năm;
Chi phí phần mềm VPĐT: 300.000/ nhân viên/ năm (thuê); 100 triệu ~ 500
triệu/ dự án (mua);
Chi phí bảo mật (mức đơn giản):
-
Antivirus: 200.000 VNĐ/ người/ năm;
-
Chữ ký số: 800.000 ~ 1.500.000 VNĐ/ chữ ký/ năm;
-
Chứng thư số: 3 triệu ~ 20 triệu/ năm;
3. Giai đoạn 3
Chi phí tích hợp hệ thống: Đa dạng, theo thực tế và báo giá;
Hệ thống CRM cao cấp (nâng cấp): 5 triệu ~ 10 triệu/ người/ năm (không
bao gồm chức năng marketing);
Hệ thống Website TMĐT (nâng cấp): 500 triệu ~ 1.5 tỷ/ dự án;
Chi phí các phần mềm báo cáo thông minh:
-
Mã nguồn mở: 300 triệu ~ 500 triệu triển khai;
-
Mã đóng (thuê): 7 triệu/ người/ năm ~ 150 triệu/ hệ thống/ năm;
-
Mã đóng (mua): 500 triệu ~ 1 tỷ/ dự án;
Chi phí các phần mềm chuyên sâu: Đa dạng, theo thực tế và báo giá.
IZISolution chuyên cung cấp các dịch vụ tư vấn chuyển đổi số, với kinh nghiệm phong phú và đội ngũ tư vấn chuyên nghiệp. Với các dịch vụ chuyển đổi công nghệ số số, IZISolution đã hỗ trợ nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam thành công trong việc triển khai chuyển đổi số trong thời kỳ công nghệ số hiện nay. Hãy liên hệ ngay hôm nay để được chuyên gia của chúng tôi tư vấn!
Từ khóa liên quan: công nghệ chuyển đổi số là gì, chuyển đổi công nghệ số là gì, tiếp thị kỹ thuật số là gì, tiếp thị số là gì