Hội thảo Phần mềm nguồn mở 2017: lời giải cho bài toán ứng dụng chuyển đổi số thành công
06/12/2017 14:37
Hội thảo phát triển phần mềm nguồn mở 2017 được diễn ra vào sáng ngày 05/12/2017, trong xu thế của cuộc cách mạng công nghệ 4.0, đã nhận được sự quan tâm đông đảo của các doanh nghiệp, đơn vị, tổ chức.
Hội thảo phát triển phần mềm nguồn mở 2017 thu hút sự quan tâm của nhiều đơn vị
Phát biểu khai mạc Hội thảo, ông Nguyễn Thành Hưng - Thứ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông nhấn mạnh phần mềm nguồn mở là xu thế tất yếu trong chuyển đổi số. Ông cho biết, rất nhiều doanh nghiệp trước đây ủng hộ phần mềm nguồn đóng cũng đang dần nghiêng về hướng tiếp nhận phần mềm nguồn mở.
Nhận thấy tiềm năng phát triển của phần mềm mã nguồn mở, thời gian qua Bộ Thông tin & Truyền thông đã tích cực tham mưu với Chính phủ về việc xây dựng, ban hành nhiều quy định, chính sách nhằm thúc đẩy sự phát triển phần mềm nguồn mở. Kết quả bước đầu cho thấy nhiều đơn vị nhà nước đã triển khai phần mềm quản lý dựa trên phần mềm nguồn mở thành công, điển hình TP HCM đã triển khai phần mềm nguồn mở tại hơn 2000 đơn vị khối các Bộ, ngành như Bộ Giao thông: 779 các đơn vị, Bộ Giáo dục: 37 Sở, 162 Phòng Giáo dục.
Nhận thấy tiềm năng phát triển của phần mềm mã nguồn mở, thời gian qua Bộ Thông tin & Truyền thông đã tích cực tham mưu với Chính phủ về việc xây dựng, ban hành nhiều quy định, chính sách nhằm thúc đẩy sự phát triển phần mềm nguồn mở. Kết quả bước đầu cho thấy nhiều đơn vị nhà nước đã triển khai phần mềm quản lý dựa trên phần mềm nguồn mở thành công, điển hình TP HCM đã triển khai phần mềm nguồn mở tại hơn 2000 đơn vị khối các Bộ, ngành như Bộ Giao thông: 779 các đơn vị, Bộ Giáo dục: 37 Sở, 162 Phòng Giáo dục.
Ông Nguyễn Thành Hưng phát biểu khai mạc Hội thảo phát triển phần mềm nguồn mở 2017
Cũng theo ông Nguyễn Thành Hưng, phần mềm nguồn mở hứa hẹn sẽ mở ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp start-up, thúc đẩy sự tham gia mạnh mẽ hơn của khối các doanh nghiệp này vào quá trình chuyển đổi số. TS Nguyễn Hồng Quang – Chủ tịch VFOSSA, đã thay mặt Ban Tổ chức Hội thảo phát triển phần mềm nguồn mở 2017 gửi gắm đến toàn bộ các doanh nghiệp, đơn vị tham gia Hội thảo thông điệp mạnh mẽ: Chuyển đổi số là tất yếu, và để thực hiện tốt chuyển đổi số, cần phải bắt đầu bằng phần mềm nguồn mở.
Ông Nguyễn Hồng Quang – Chủ tịch VFOSSA gửi gắm thông điệp trong Hội thảo phát triển phần mềm nguồn mở 2017
Chịu ảnh hưởng trực tiếp từ chuyển đổi số chính là các doanh nghiệp các ngành, các tổ chức, đơn vị Nhà nước các cấp. Ông Nguyễn Hồng Sơn - giám đốc Công ty TNHH IZISolution khẳng định: nếu doanh nghiệp không tham gia vào quá trình chuyển đổi số, doanh nghiệp đó sẽ khó có thể tồn tại được. Và theo ông, ba trụ cột chính quyết định thành công của chuyển đổi số bao gồm: con người, quy trình và công nghệ.
>> Xem thêm: Triển khai phần mềm ERP có thể giúp doanh nghiệp tiết kiệm bao nhiêu tiền?
>> Xem thêm: Triển khai phần mềm ERP có thể giúp doanh nghiệp tiết kiệm bao nhiêu tiền?
Ông Nguyễn Hồng Sơn - Giám đốc IZISolution mang đến giải pháp quản trị doanh nghiệp trên nền tảng mã nguồn mở Odoo
Chuyển đổi số đã trở thành câu nói cửa miệng trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, chỉ biết về chuyển đổi số thì chưa đủ, các doanh nghiệp cần hành động ngay lập tức để nhận lại kết quả tích cực đem đến từ xu thế tất yếu này. Một doanh nghiệp cần bắt đầu từ đâu khi tiến hành chuyển đổi số? ERP chính là điểm khởi đầu trong mục tiêu chuyển đổi số.
>> Xem thêm: Làm thế nào để nhận được nhiều giá trị hơn từ quá trình triển khai ERP
Thực tế hiện nay, nhiều doanh nghiệp vẫn đang quản lý tổ chức của mình theo phương thức truyền thống thông qua excel, sổ sách, chưa ứng dụng tốt Công nghệ thông tin vào quá trình quản trị doanh nghiệp. Ngay cả các doanh nghiệp đang sử dụng các phần mềm quản lý kế toán, CRM, kho,... cũng đều chưa đạt được sự đồng nhất, các phần mềm được vận hành rời rạc khiến quá trình sử dụng trở nên kém hiệu quả, tiêu tốn nhiều thời gian trong việc trao đổi thông tin, thống nhất dữ liệu.
Thấu hiểu thực trạng đó của đại đa số các doanh nghiệp Việt, ông Nguyễn Hồng Sơn đã mang đến Hội thảo phát triển phần mềm nguồn mở 2017 giải pháp Quản trị doanh nghiệp ERPViet dựa trên nền tảng mã nguồn mở Odoo, giúp các doanh nghiệp giải quyết triệt để các tồn đọng đang gặp phải trong quá trình quản trị, hỗ trợ chuyển đổi số thành công.
Trong tương lai, khi thực hiện chuyển đổi số thành công thì 80% doanh thu của doanh nghiệp sẽ đến từ dịch vụ, điều này có nghĩa doanh nghiệp phải đặt nhu cầu của khách hàng lên hàng đầu, lấy khách hàng làm trung tâm. Mô hình doanh nghiệp cũng cần thay đổi để phù hợp hơn với thực tế. Doanh nghiệp cũng cần phải liên tục đổi mới công nghệ để bám sát diễn biến của sự phát triển công nghệ và ứng dụng công nghệ mới hiệu quả vào quá trình quản trị.
Ông Trần Kiêm Dũng - Giám đốc công ty FDS khẳng định để chuyển đổi số thành công, doanh nghiệp không thể đi đường tắt mà bắt buộc phải tuân thủ theo đúng lộ trình. Ông cũng nhấn mạnh rằng, đối với các doanh nghiệp, điều quan trọng không phải là phần mềm mở hay đóng mà quan trọng hơn cả chính là lợi ích của doanh nghiệp. Phần mềm nào tốt hơn, đem đến nhiều lợi ích thiết thực hơn, phần mềm đó sẽ nhận được sự chào đón của cộng đồng các doanh nghiệp, đơn vị.
Chính vì vậy, các đơn vị triển khai phần mềm mã nguồn mở cần phải nỗ lực hơn nữa để đưa đến những bước tiến dài hơn, thế mạnh vượt trội hơn so với phần mềm mã nguồn đóng.
>> Xem thêm: Làm thế nào để nhận được nhiều giá trị hơn từ quá trình triển khai ERP
Thực tế hiện nay, nhiều doanh nghiệp vẫn đang quản lý tổ chức của mình theo phương thức truyền thống thông qua excel, sổ sách, chưa ứng dụng tốt Công nghệ thông tin vào quá trình quản trị doanh nghiệp. Ngay cả các doanh nghiệp đang sử dụng các phần mềm quản lý kế toán, CRM, kho,... cũng đều chưa đạt được sự đồng nhất, các phần mềm được vận hành rời rạc khiến quá trình sử dụng trở nên kém hiệu quả, tiêu tốn nhiều thời gian trong việc trao đổi thông tin, thống nhất dữ liệu.
Thấu hiểu thực trạng đó của đại đa số các doanh nghiệp Việt, ông Nguyễn Hồng Sơn đã mang đến Hội thảo phát triển phần mềm nguồn mở 2017 giải pháp Quản trị doanh nghiệp ERPViet dựa trên nền tảng mã nguồn mở Odoo, giúp các doanh nghiệp giải quyết triệt để các tồn đọng đang gặp phải trong quá trình quản trị, hỗ trợ chuyển đổi số thành công.
Trong tương lai, khi thực hiện chuyển đổi số thành công thì 80% doanh thu của doanh nghiệp sẽ đến từ dịch vụ, điều này có nghĩa doanh nghiệp phải đặt nhu cầu của khách hàng lên hàng đầu, lấy khách hàng làm trung tâm. Mô hình doanh nghiệp cũng cần thay đổi để phù hợp hơn với thực tế. Doanh nghiệp cũng cần phải liên tục đổi mới công nghệ để bám sát diễn biến của sự phát triển công nghệ và ứng dụng công nghệ mới hiệu quả vào quá trình quản trị.
Ông Trần Kiêm Dũng - Giám đốc công ty FDS khẳng định để chuyển đổi số thành công, doanh nghiệp không thể đi đường tắt mà bắt buộc phải tuân thủ theo đúng lộ trình. Ông cũng nhấn mạnh rằng, đối với các doanh nghiệp, điều quan trọng không phải là phần mềm mở hay đóng mà quan trọng hơn cả chính là lợi ích của doanh nghiệp. Phần mềm nào tốt hơn, đem đến nhiều lợi ích thiết thực hơn, phần mềm đó sẽ nhận được sự chào đón của cộng đồng các doanh nghiệp, đơn vị.
Chính vì vậy, các đơn vị triển khai phần mềm mã nguồn mở cần phải nỗ lực hơn nữa để đưa đến những bước tiến dài hơn, thế mạnh vượt trội hơn so với phần mềm mã nguồn đóng.
Ông Trần Kiêm Dũng - Giám đốc FDS trao đổi tai Hội thảo phát triển phần mềm nguồn mở 2017
Bế mạc Hội thảo phát triển phần mềm nguồn mở 2017, Vụ trưởng Vụ Công nghệ thông tin - Đào Đình Khả khẳng định chuyển đổi số không chỉ là câu chuyện của các doanh nghiệp lớn mà còn đến từ sự tham gia của các doanh nghiệp nhỏ. Đây mới chính là nguồn sức mạnh chính, thúc đẩy sự sáng tạo và ứng dụng công nghệ số trong hiện tại và tương lai.
Trong khi các giải pháp nguồn mở đang này càng được phát triển cả về chất lượng và số lượng, thì các doanh nghiệp cung cấp giải pháp mã nguồn mở cần phối hợp với nhau để tạo mạng lưới liên kết hùng mạnh, gây dựng lòng tin với các doanh nghiệp trong nước, phối hợp triển khai thành công phần mềm nguồn mở, tạo tiền đề cho sự thành công trong quá trình chuyển đổi số.
Trong khi các giải pháp nguồn mở đang này càng được phát triển cả về chất lượng và số lượng, thì các doanh nghiệp cung cấp giải pháp mã nguồn mở cần phối hợp với nhau để tạo mạng lưới liên kết hùng mạnh, gây dựng lòng tin với các doanh nghiệp trong nước, phối hợp triển khai thành công phần mềm nguồn mở, tạo tiền đề cho sự thành công trong quá trình chuyển đổi số.