Mục tiêu và thành phần mô hình quản trị sản xuất của doanh nghiệp
Quản trị sản xuất trong doanh nghiệp giữ vai trò rất quan trọng. Mô hình quản trị sản xuất của doanh nghiệp phù hợp, vận hành hiệu quả sẽ tạo thế chủ động trong mọi hoạt động. Quản trị hiệu quả khiến doanh nghiệp giảm thiểu các rủi ro, loại bỏ chi phí không cần thiết, tối ưu nguồn lực để tạo ra các giá trị.
Mục tiêu quản trị sản xuất trong doanh nghiệp
Quản trị sản xuất trong doanh nghiệp bao gồm hai việc chính là:
-
Thiết kế, xây dựng hệ thống sản xuất (từ đầu vào nguyên vật liệu tới đầu ra thành phẩm)
-
Quản trị quá trình sản xuất (Vận hành, kiểm tra, báo cáo, đánh giá,...)
Mục tiêu thiết lập mô hình quản trị sản xuất của doanh nghiệp đó là:
-
Thiết kế và xây dựng hệ thống sản xuất thông minh, linh hoạt
-
Tối ưu các nguồn lực, rút ngắn thời gian, giảm chi phí sản xuất xuống mức thấp nhất có thể để tạo lợi thế cho sản phẩm đầu ra.
-
Kiểm soát chất lượng sản phẩm, đảm bảo tiến độ sản xuất, cung ứng sản phẩm đúng thời gian, chất lượng, số lượng theo đơn đặt hàng.
Bằng việc đảm bảo các yếu tố này, doanh nghiệp sẽ gây ấn tượng cho khách hàng, đối tác bởi sự chuyên nghiệp, khả năng cung ứng số lượng hàng hoá lớn trong thời gian ngắn. Quản trị sản xuất trong doanh nghiệp hiệu quả tạo cơ hội thắng trên đường đua chiếm lĩnh thị trường.
Xem thêm: 3 tính năng “vàng” trong phần mềm quản lý nhà máy sản xuất
Xây dựng mô hình quản trị sản xuất của doanh nghiệp sao cho hiệu quả?
Tổ chức mô hình quản trị sản xuất của doanh nghiệp
Mô hình quản trị sản xuất sẽ được xây dựng dựa trên quy mô, đặc thù nghiệp vụ của từng ngành sản xuất. Tổ chức quản lý có thể được phân cấp như sau:
-
Bộ phận quản lý: Là các giám đốc, các nhà quản lý. Nhóm nhân sự này giữ vai trò hoạch định, đưa ra chiến lược, kế hoạch tổ chức sản xuất. Sau đó, dựa vào kế hoạch để bố trí nguồn lực, triển khai quy trình sản xuất và giám sát thực thi sao cho hiệu quả.
-
Bộ phận sản xuất chính: Đội ngũ công nhân chính, trực tiếp chế tạo sản phẩm.
-
Bộ phận sản xuất phụ trợ: Đây là đội ngũ giữ vai trò hỗ trợ cho bộ phận sản xuất chính, giúp quá trình sản xuất diễn ra liên tục.
-
Bộ phận xử lý phụ phẩm: Đối với các doanh nghiệp lớn sẽ cần có một đội ngũ nhân công xử lý nguồn phế liệu, tận dụng để tạo ra các sản phẩm phụ.
-
Bộ phận phục vụ sản xuất: Nhiệm vụ của bộ phận này đó là bảo quản, cung ứng, cấp phát tất cả các nguyên liệu, dụng cụ, máy móc cần thiết cho quá trình sản xuất.
Trong mô hình quản trị sản xuất, bộ phận quản lý là bộ phận chủ chốt, trực tiếp đảm nhiệm các nhiệm vụ mang tính quản lý và bao quát.
Xem thêm: Chuyển đổi số - Giải pháp phục hồi sản xuất khi chuỗi cung ứng gián đoạn
Cụ thể, các nhiệm vụ chính trong quản trị sản xuất gồm:
-
Dự báo nhu cầu sản xuất dựa trên nhu cầu thị trường, chuẩn bị sẵn sàng cho kế hoạch sản xuất mới.
-
Thiết kế sản phẩm, dựa vào sản phẩm để lựa chọn, sắp xếp, chuẩn bị máy móc, công nghệ phù hợp để sản xuất.
-
Hoạch định năng lực sản xuất: Rà soát toàn bộ các nguồn lực đang có và có thể đáp ứng để xác định quy mô sản xuất. Hoạch định là bước quan trọng, ảnh hưởng tới sự phát triển của doanh nghiệp trong tương lai.
-
Vị trí sản xuất: Lựa chọn vị trí đặt nhà máy, xưởng sản xuất để xác định chi phí sản xuất, vận chuyển và thị trường tiêu thụ. Đây cũng là một trong những yếu tố cần xác định để tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.
-
Bố trí hạ tầng sản xuất: Thiết kế, lắp đặt máy móc, chuẩn bị các yếu tố hạ tầng.
-
Bố trí nhân lực: Nhân sự phụ trách trong hệ thống sản xuất theo từng phân đoạn như thế nào? Phân bổ càng hợp lý, thông minh thì chi phí vận hành càng giảm.
-
Điều phối sản xuất: Nhà quản trị cần lập quy trình điều phối sản xuất, bao gồm hoạt động sản xuất, công việc của từng nhân công, nhóm nhân công, chức năng, thứ tự của máy móc,...
-
Vận hành và kiểm soát hệ thống: Sau khi tất cả các bước trên được hoàn thiện, mô hình sản xuất trong doanh nghiệp sẽ được vận hành chính thức. Nhà quản trị cần bao quát hoạt động vận hành, theo dõi các báo cáo, dữ liệu thống kê.
Như vậy, việc quản trị sản xuất trong doanh nghiệp có hiệu quả hay không phụ thuộc rất lớn vào xây dựng mô hình quản trị sản xuất của doanh nghiệp. Nhà quản trị buộc phải nâng cao kiến thức, kinh nghiệm, trải nghiệm để làm tốt nhiệm vụ của mình.
Bên cạnh đó, nhà quản trị cần cập nhật các công nghệ phần cứng và phần mềm mới, các giải pháp quản trị hiệu quả trong kỷ nguyên 4.0.
Xem thêm về phần mềm quản trị doanh nghiệp sản xuất tại:
https://izisolution.vn/phan-mem-quan-ly-san-xuat/
Liên hệ chuyên gia tư vấn phần mềm quản trị doanh nghiệp sản xuất:
Hotline: 0964.578.234
Website: https://izisolution.vn
Fanpage: https://www.facebook.com/izisolution