Lợi ích của nền tảng IoT với doanh nghiệp và các ứng dụng tiêu biểu
IoT đang ngày càng được nhiều doanh nghiệp ứng dụng vào sản xuất, quản lý vận hành để nâng cao hiệu suất công việc, chất lượng dịch vụ và hiểu rõ khách hàng. Vậy nền tảng IoT là gì? Lợi ích của IoT đối với doanh nghiệp như thế nào? Hãy cùng khám phá về nền tảng này ngay sau đây.
Nội dung chính:
-
Nền tảng IoT là gì?
-
Lợi ích của IoT với doanh nghiệp
-
Ứng dụng tiêu biểu của IoT trong cuộc sống
-
Nền tảng IoT là gì?
Năm 1982, ý tưởng mạng lưới các thiết bị thông minh có kết nối internet lần đầu được đưa ra thảo luận. Khởi đầu là một chiếc máy bán nước của Coca Cola, đặt tại Đại học Carnegie Mellon. Đây là thiết bị đầu tiên được kết nối internet và có khả năng báo cáo tình trạng kho hàng và độ lạnh của từng chai Coca bỏ vào máy.
Năm 1999, cụm từ Internet of Things (IoT) đã được Kevin Ashton dùng để mô tả một hệ thống internet kết nối với thế giới vật chất thông qua các cảm biến.
Thông qua cảm biến, IoT sẽ kết nối các đồ vật, thiết bị, phần mềm, cho phép các thiết bị này thu thập và trao đổi dữ liệu. Hệ thống IoT bao gồm các thiết bị tính toán, máy móc cơ khí và kỹ thuật số, có thể truyền thông tin, dữ liệu nhanh chóng từ thiết bị này sang thiết bị khác.
Nền tảng IoT có tính linh hoạt để dễ dàng kết nối, biến chuyển vạn vật thành một phần của mô hình. Từ đó, các thiết bị vật lý và kỹ thuật số có thể “giao tiếp” với nhau mà không cần có sự tham gia của con người.
Nền tảng IoT sẽ có cấu trúc như thế nào?
Theo báo cáo nghiên cứu thị trường của tổ chức IoT Analytics về cấu trúc, thành phần IoT thì hiện nay, một hệ thống IoT thông thường sẽ gồm 8 thành phần.
Thành phần quản lý thiết bị
Đảm bảo tất cả mọi thứ trong hệ thống hoạt động bình thường, bao gồm cả việc cập nhật phần mềm, ghép các bản vá khi diễn ra các quá trình kết nối trên thiết bị hay EDGE gateway (gateways ngoại biên).
Thành phần quản lý và giải quyết các hoạt động
Đảm bảo dữ liệu để mọi hoạt động diễn ra theo đúng tiêu chuẩn Event – Action – Triggers để chạy hoạt động thông minh từ dữ liệu cảm biến.
Thành phần kết nối và đồng bộ hóa
Đảm nhiệm việc tích hợp các chức năng, đồng bộ hóa các giao thức, dữ liệu đa dạng khác nhau trên cùng giao diện. Đảm bảo truyền dữ liệu chính xác và tương thích với mọi thiết bị IoT kết nối.
Thành phần cơ sở dữ liệu
Không chỉ giữ vai trò lưu trữ dữ liệu, thành phần này còn giúp mở rộng cơ sở dữ liệu với đủ các tiêu chí như tính đa dạng, khối lượng dữ liệu, vận tốc truyền tải và mức độ tin cậy.
Thành phần dữ liệu trực quan
Các biểu đồ hiển thị trực quan trên bảng điều khiển giúp con người theo dõi, nắm bắt được tình hình và xu hướng dễ dàng.
Thành phần phân tích
Đây là một phần quan trọng của hệ thống IoT bởi đây là thực thi các hoạt động, tiến hành xử lý các nhiệm vụ phức tạp, phân bổ cụm dữ liệu mang tính cơ bản và có khả năng tự học để tiến hành giải quyết, dự đoán và xuất dữ liệu.
Thành phần công cụ bổ sung
Công cụ bổ sung thường được sử dụng thí nghiệm kiểm thử sản phẩm trước khi đưa ra thị trường. Đồng thời, thành phần này cũng được dùng để tạo ra các bản mô phỏng giúp quản lý và kiểm soát các thành phần thực tế của hệ thống IoT.
Thành phần các giao diện bên ngoài
Bao gồm các cổng API, kết nối các thiết bị bên thứ ba, hoặc các bộ phần mềm phát triển SDK, hoặc các Gateways ngoại biên vào hệ thống.
Như vậy, 8 thành phần này cấu thành nên một hệ thống IoT cơ bản. Nền tảng IoT đã rất quen thuộc trong kỷ nguyên số. Tuy nhiên, doanh nghiệp muốn hiểu sâu, hiểu rõ nền tảng IoT là gì thì vẫn cần tới các dẫn chứng, ví dụ về lợi ích và ứng dụng của IoT.
Xem thêm: Các thành phần và nền tảng của mô hình công nghệ IoT
-
Lợi ích của IoT với doanh nghiệp
Lợi ích của IoT sẽ tùy thuộc vào triển khai ở mỗi doanh nghiệp. Ứng dụng IoT, doanh nghiệp chủ động trong việc thu thập, quản lý, truy cập và khai thác dữ liệu của họ.
Một ví dụ phổ biến nhất về lợi ích của IoT với doanh nghiệp đó là khi nhà sản xuất được bổ sung thêm các thiết bị cảm biến, qua đó có thể truyền đi các dữ liệu về cách nhà máy vận hành, doanh nghiệp qua đó có thể sớm phát hiện các lỗi và khắc phục trước khi xảy ra thiệt hại.
IoT góp phần quan trọng trong việc kiểm soát và nâng cao chất lượng sản phẩm đầu ra. Với các tiêu chuẩn được cài đặt sẵn cùng với thiết bị cảm biến có thể lọc bỏ sản phẩm không đạt chất lượng. Từ đó, làm tăng sự hoàn hảo của sản phẩm ra thị trường.
Nền tảng IoT cũng là cơ sở để doanh nghiệp nâng cao trải nghiệm khách hàng. Khách hàng tới các địa điểm kinh doanh và trải nghiệm dịch vụ, thiết bị tiện ích, thông minh và chất lượng cao sẽ đem lại trải nghiệm tốt hơn.
Xem thêm: Mọi điều về Industrial Internet of Things (IIoT)
-
Ứng dụng tiêu biểu của IoT trong cuộc sống
Nền tảng IoT trên thực tế đã đến rất gần và trở thành một phần cuộc sống của con người hiện nay. Các thiết bị gần gũi như điện thoại, tivi, máy tính,... kết nối được với internet đều nằm trong số thiết bị ứng dụng IoT.
Trong tương lai gần, các dự án nhà thông minh, thành phố thông minh với sự kiểm soát, giám sát từ hệ thống camera, điều khiển bằng giọng nói,... sẽ cực kỳ phổ biến, đem lại cuộc sống tiện ích và thoải mái cho con người.
IoT ứng dụng trong y tế, chăm sóc sức khỏe với đồng hồ theo dõi sức khỏe, thiết bị theo dõi tình trạng bệnh nhân, hệ thống giám sát phòng bệnh,...
Mô hình IoT nông nghiệp tiêu biểu như hệ thống cảm biến kiểm soát nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm,... các yếu tố môi trường, tạo nên môi trường nuôi trồng lý tưởng.
Xem thêm: Các ví dụ ứng dụng của internet of things IoT trong các lĩnh vực
Ứng dụng hệ thống IoT tại Việt Nam gặp những thách thức gì?
Ứng dụng IoT đang là xu hướng nhiều doanh nghiệp lựa chọn nhằm tăng hiệu quả hoạt động và tăng khả năng cạnh tranh thị trường, chống chịu rủi ro. Trong tương lai gần, nền tảng IoT chắc chắn sẽ phổ biến, lan toả mạnh mẽ và giúp cho cuộc sống con người thêm tiện nghi hơn.