Bật mí 5 nguyên nhân cốt lõi dẫn đến chuyển đổi số thất bại
Chuyển đổi số đã trở thành một nhiệm vụ bắt buộc của mọi doanh nghiệp. Tuy nhiên, con đường chuyển dịch số không hề bằng phẳng. Theo ước tính cho thấy có đến hơn 80% doanh nghiệp thất bại trong chuyển đổi số. Đã đến lúc tổ chức cần phải tập trung nghiên cứu các “lực cản” tác động đến quá trình số hóa doanh nghiệp.
5 lý do chính khiến chuyển đổi số thất bại ở các doanh nghiệp Việt Nam
Chuyển đổi số là quá trình ứng dụng công nghệ (digital) vào tất cả các khía cạnh của doanh nghiệp. Nếu đạt hiệu quả, hoạt động này sẽ thay đổi toàn diện (transformation) cách thức mà một doanh nghiệp hoạt động, tăng hiệu quả hợp tác, tối ưu hóa năng suất làm việc và mang lại giá trị cho khách hàng.
Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi số không phải nhiệm vụ dễ dàng, hầu hết các doanh nghiệp luôn phải đối mặt với những nguy cơ bắt nguồn từ 5 nguyên nhân chủ yếu dưới đây:
1. Thiếu khả năng lãnh đạo để thúc đẩy đổi mới
Chuyển đổi số là thay đổi toàn bộ cách thức vận hành trong tổ chức và điều này phải bắt đầu từ người lãnh đạo doanh nghiệp. Nhà lãnh đạo đóng vai trò là người khơi nguồn và là nguồn động lực thúc đẩy thực hiện chuyển đổi số từ khi bắt đầu và trong suốt quá trình chuyển đổi số. Một doanh nghiệp chuyển đổi số đòi hỏi người đứng đầu phải có sự quyết đoán, có niềm tin vào chuyển đổi số, truyền cảm hứng, động viên, gương mẫu và đặc biệt là trao quyền cho nhân viên.
Theo như thực tế cho thấy, một bất cập của doanh nghiệp là lối mòn tư duy khi cho rằng chuyển đổi số chỉ phụ thuộc vào bộ phận IT mà thiếu đi sự phối hợp giữa các phòng ban và sự thống nhất toàn công ty. Cũng theo hướng ngược lại, một số lãnh đạo bộ phận IT cho rằng mình sẽ tự thực hiện được quá trình chuyển đổi mà không cần phối hợp với các bộ phận khác. Đây chính là nguồn gốc của sự thất bại trong chuyển đổi số của đại đa số các doanh nghiệp.
>> Xem thêm: Kỹ năng quản trị doanh nghiệp: Làm thế nào để trở thành nhà quản trị giỏi?
2. Thiếu năng lực năng động trong tổ chức
Năng lực năng động được hiểu là một nguồn năng lượng giúp tổ chức thích ứng tốt nhất với sự thay đổi của môi trường. Có 3 loại năng lực năng động tổ chức cần quan tâm bao gồm: khả năng nhận biết cơ hội, khả năng nắm bắt cơ hội, khả năng thực thi cơ hội.
- Khả năng nhận biết cơ hội: Doanh nghiệp phải thật sự nhạy cảm với những thay đổi của môi trường để từ đó xác định được những cơ hội mới có thể khai thác. Bên cạnh đó, tổ chức cũng phải linh hoạt tìm kiếm cơ hội cho mình thay vì chờ đợi cơ hội đến.
- Khả năng nắm bắt cơ hội: Để nắm bắt kịp thời các cơ hội, doanh nghiệp cần chủ động xây dựng các phương án triển khai và linh hoạt điều chỉnh sao cho phù hợp với từng hoàn cảnh cụ thể. Sự quyết đoán, khả năng phán đoán cũng là điều không thể thiếu giúp doanh nghiệp nắm bắt thời cơ tốt hơn.
- Khả năng thực thi cơ hội: Linh hoạt trong phân bổ nguồn lực, sáng tạo khi triển khai và chủ động điều chỉnh là cách giúp tổ chức đạt hiệu quả khi thực thi cơ hội.
Những biến động khó lường của thị trường cùng với xu thế phát triển của công nghệ đã làm xuất hiện những tên tuổi mới như: Apple, Amazon, Microsoft và Alibaba nhưng cũng khiến cho hàng loạt ông lớn bị xóa sổ như Nokia hay Yahoo. Những doanh nghiệp thành công phải mạnh về cả ba năng lực năng động nêu trên. Trong khi đó, các doanh nghiệp thất bại thường yếu hoặc thiếu các năng lực này.
>>> Xem thêm: 6 lỗi phổ biến cần tránh khi chuyển đổi kỹ thuật số 2020
3. Chưa xây dựng được nền tảng văn hóa doanh nghiệp phù hợp
Văn hóa doanh nghiệp có vai trò thúc đẩy các hoạt động sáng tạo và cải tiến trong tổ chức. Đây chính là yếu tố có vai trò quan trọng nhất quyết định đến sự thành công của quá trình chuyển đổi số.
Cũng như những cuộc thay đổi lớn, doanh nghiệp không chỉ gặp phải những phản đối gay gắt đến từ nội bộ mà còn đối mặt với những áp lực từ bên ngoài. Quá trình này sẽ dễ dàng hơn nếu như doanh nghiệp xây dựng được triết lý văn hóa khuyến khích thay đổi, tăng cường thử nghiệm, chấp nhận rủi ro để nhân viên học cách thích ứng với môi trường.
Tại nhiều doanh nghiệp, xây dựng văn hóa chưa phải là yếu tố nhà lãnh đạo quan tâm nhất. Sự trì trệ trong tư duy, sợ thất bại, bảo vệ quyền lợi của mình là “bức tường” cản trở nhân viên bước ra khỏi vùng an toàn của bản thân. Ngoài ra, văn hóa đổ lỗi trong doanh nghiệp cũng khiến, lộ trình doanh nghiệp triển khai digital transformation trở nên vô cùng gian nan.
>> Xem thêm: Văn hóa doanh nghiệp - tài sản lớn nhất của doanh nghiệp
4. Quan niệm sai lầm về năng lực kỹ thuật số
Năng lực kỹ thuật số là khả năng sử dụng thông tin và công nghệ kỹ thuật số để phân tích & đưa ra giải pháp trên cơ sở dữ liệu thu thập được. Năng lực kỹ thuật số không chỉ liên quan đến hạ tầng phần cứng, công nghệ mà còn liên quan đến con người, cụ thể là các khả năng hỗ trợ phân tích, tổng hợp thông tin, ra quyết định. Tuy nhiên trên thực tế, nhiều doanh nghiệp lại tập trung vào hạ tầng công nghệ thông tin mà bỏ qua các yếu tố khác. Đây là một trong những nguyên nhân khiến chuyển đổi số thất bại.
5. Sai lầm trong chiến lược chuyển đổi kỹ thuật số
Những sai lầm trong chiến lược chuyển đổi số doanh nghiệp thường mắc phải gồm:
- Quá thiên về công nghệ: Người lãnh đạo tập trung vào công nghệ mà quên rằng yếu tố con người trong tổ chức mới là yếu tố quan trọng trong quá trình chuyển dịch số. Bên cạnh đó, doanh nghiệp quá chú trọng đầu tư chạy theo các dự án công nghệ, không quan tâm đến các yếu tố khác có thể dẫn đến nhiều rủi ro.
- Quá ảo tưởng về khả năng “đại thành công của chuyển đổi số”: một số doanh nghiệp ứng dụng chuyển đổi số với mong muốn cắt giảm nhân sự, tăng doanh thu gấp đôi, chuyển đổi mô hình kinh doanh,... trong ngắn hạn. Điều này được xem là những mục tiêu không tưởng. Những mục tiêu này không những đặt thêm áp lực cho toàn bộ tổ chức, đối tác triển khai chuyển đổi số mà còn ảnh hưởng đến các bước phía sau trong lộ trình chuyển đổi.
- Quá cầu toàn và thận trọng trong quá trình triển khai: Các doanh nghiệp với lối tư duy cũ luôn quá cẩn trọng và cầu toàn trong quá trình chuyển đổi. Những nhà lãnh đạo này lo lắng về vấn đề chi phí, quan ngại về những sai lầm có thể xảy ra dẫn đến chuyển dịch số trở nên chậm chạp và không đạt hiệu quả cao.
- Thiếu tập trung, thiếu chuẩn bị và không ưu tiên nguồn lực trong quá trình chuyển đổi số: Sai lầm này thường là do chưa hiểu thấu đáo bản chất của khái niệm “chuyển đổi”. Mục tiêu số hóa doanh nghiệp hướng đến thay đổi căn bản trong quá trình vận hành, liên kết giữa các bộ phận và thậm chí cả mô hình kinh doanh. Với quy mô nguồn lực khác nhau, doanh nghiệp cần phải phân bổ phù hợp nguồn tài nguyên của mình cho từng mục tiêu.
>>> Xem thêm: Công cụ và nền tảng hỗ trợ chuyển đổi số
Chuyển đổi số là nhiệm vụ thiết thực buộc doanh nghiệp phải thực hiện và thực hiện thành công. Tuy nhiên, hành trình chuyển dịch là con đường không hề bằng phẳng. Doanh nghiệp cần phải lường trước được những nguy cơ để chủ động xây dựng lộ trình chuyển đổi số phù hợp. Nếu bạn đang gặp khó khăn trong quá trình chuyển đổi số, hãy liên hệ ngay với công ty chuyển đổi số IZISolution để được các chuyên gia tư vấn triển khai chuyển đổi số hỗ trợ bạn tháo gỡ các vướng mắc.