Những lầm tưởng về chuyển đổi số (Phần 2)
Việc gia tăng chuyển đổi số tại các doanh nghiệp là một bước chuyển cấp thiết trong thời kỳ 4.0. Nhưng bên cạnh những hưởng ứng tích cực cho chuyển đổi số thì quá trình thực hiện lại còn nhiều vấn đề chưa được làm rõ và thậm chí gây hiểu lầm khiến các doanh nghiệp còn chần chừ và nghi ngại.
Tiếp nối chủ đề lầm tưởng về chuyển đổi số trước đó, trong phần 2 này hãy cùng IZISolution tìm hiểu:
5 lầm tưởng về chuyển số
1. Chuyển đổi kỹ thuật số là khoản đầu tư tốn kém
Theo ước tính của IDC, vào năm 2022, các doanh nghiệp sẽ chi hơn 2 nghìn tỷ đô cho các dự án chuyển đổi số. Trên thực tế, 88% CIO trong một cuộc khảo sát gần đây đã thừa nhận rằng nhiều dự án chuyển đổi kỹ thuật số đã không thể thanh công hoặc bị trì hoãn vì gặp vấn đề trong các phân phối chi phí.
Nhờ sự gia tăng các công nghệ mã nguồn mở, giải pháp đám mây và mô hình tính giá theo đăng ký, giờ đây, các doanh nghiệp ở mọi quy mô đều có thể dễ dàng áp dụng các công cụ và công nghệ tiên tiến hơn với những mức chi tiêu trong khả năng.
>> Xem thêm: Triển khai phần mềm ERP có thể giúp doanh nghiệp tiết kiệm bao nhiêu tiền?
2. Không thể số hóa vì không có đủ tài nguyên
>> Xem thêm: Chuyển đổi số là gì? Thực trạng chuyển đổi số tại Việt Nam
3. Khách hàng không xem kỹ thuật số là ưu tiên hàng đầu
Khách hàng ở cấp độ nào cũng đều kỳ vọng vào các dịch vụ đáng tin cậy, tích hợp cá nhân hóa từ mỗi nhà cung cấp mà họ tương tác. Nhờ những bước tiến trong digital marketing và việc hỗ trợ đa kênh, khách hàng hiện nay có thể và luôn muốn tương tác với doanh nghiệp thông qua nền tảng thuận tiện nhất. Nếu một khách hàng không thể liên lạc với bạn để thương thảo các điều khoản một cách nhanh chóng, họ sẽ chuyển sự kỳ vọng của mình đến nơi khác. Bất kể bạn đang kinh doanh mặt hàng gì và bán hàng cho ai, sự tương tác liên tục và liền mạch của khách hàng là cách để giành cơ hội từ đối thủ và vì thế mà kỹ thuật số là phương tiện thực tế duy nhất để đạt được điều đó.
>> Xem thêm: Top 6 xu hướng chuyển đổi số tại Việt Nam hot nhất 2021
4. Không theo kịp kỹ thuật số vì không đủ khách hàng
5. Không đổi mới chuyển đổi số vì phải đào tạo lại nhân sự
Theo Gartner dự đoán, gần 80% kỹ năng trong tổ chức sẽ phải được xem xét lại do chuyển đổi kỹ thuật số vào năm 2022 và điều này đang dấy lên một mối lo ngại. Thay vì tập trung vào các tiến bộ công nghệ và chờ đợi lực lượng lao động của họ bắt kịp, các doanh nghiệp nên triển khai các công nghệ phù hợp với các kỹ năng mà nhân viên đã có. Đã có rất nhiều công cụ và hệ thống giúp triển khai công nghệ mới dễ dàng hơn. Bằng cách đầu tư vào công nghệ mới phù hợp với các kỹ năng và công cụ sẵn có, các doanh nghiệp sẽ không phải đối mặt với các cải tổ công nghệ lớn – và lo lắng về sự thiếu hợp tác của đội ngũ nhân sự.
>> Xem thêm: Bật mí 5 nguyên nhân cốt lõi dẫn đến chuyển đổi số thất bại
-> Liên hệ đơn vị triển khai chuyển đổi số hotline 096 4578 234 để nhận tư vấn về chuyển đổi số
-> Tìm hiểu thêm về phần mềm quản trị doanh nghiệp ERP, điểm khởi đầu của chuyển đổi số
IZISolution