Chuyển đổi số là gì? Thực trạng chuyển đổi số tại Việt Nam
19/12/2019 15:40
Cùng với cách mạng 4.0, chuyển đổi số là từ khóa được nhắc đến nhiều nhất trong năm 2019. Các doanh nghiệp giờ đây không thể thờ ơ với những tác động của chuyển đổi số. Họ hiểu được rằng nếu đứng ngoài vòng, doanh nghiệp sẽ nhanh chóng thất bại.
Vậy chuyển đổi số là gì? Chuyển đổi số có thực sự thần kỳ như lời đồn?
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về chuyển đổi số. Theo Garner, chuyển đổi số (Digital Transformation) là việc ứng dụng công nghệ để thay đổi mô hình kinh doanh, tạo ra thêm nhiều cơ hội và giá trị mới, giúp doanh nghiệp đạt doanh số tốt hơn và gia tăng tốc độ tăng trưởng.
Theo Microsoft, chuyển đổi số là việc tái cấu trúc tư duy về việc phối hợp giữa dữ liệu, quy trình và con người để nhằm tạo ra nhiều giá trị mới.
Chuyển đổi số hứa hẹn mang đến nhiều lợi ích như cắt giảm chi phí vận hành, tiếp cận tối đa các khách hàng tiềm năng trong cùng một khoảng thời gian, hỗ trợ lãnh đạo đưa ra quyết định nhanh chóng và chính xác hơn nhờ các hệ thống báo cáo được tổng hợp tự động theo thời gian thực. Thông qua đó, doanh nghiệp sẽ cải thiện được hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh và gia tăng tính cạnh tranh của tổ chức trên thị trường.
>> Xem thêm: Chiến lược chuyển đổi số hiệu quả
Theo Microsoft, chuyển đổi số là việc tái cấu trúc tư duy về việc phối hợp giữa dữ liệu, quy trình và con người để nhằm tạo ra nhiều giá trị mới.
Chuyển đổi số hứa hẹn mang đến nhiều lợi ích như cắt giảm chi phí vận hành, tiếp cận tối đa các khách hàng tiềm năng trong cùng một khoảng thời gian, hỗ trợ lãnh đạo đưa ra quyết định nhanh chóng và chính xác hơn nhờ các hệ thống báo cáo được tổng hợp tự động theo thời gian thực. Thông qua đó, doanh nghiệp sẽ cải thiện được hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh và gia tăng tính cạnh tranh của tổ chức trên thị trường.
>> Xem thêm: Chiến lược chuyển đổi số hiệu quả
Chuyển đổi số khác gì số hóa?
Nhiều người chưa hiểu có thể dễ dàng đánh đồng giữa chuyển đổi số và số hóa. Trong hội thảo Chuyển đổi số - Cơ hội và thách thức diễn ra hồi tháng 11/2018 tại Hà Nội, ông Nguyễn Thành Phúc, Cục trưởng Cục tin học hoá - Bộ Thông tin và Truyền thông, giải thích "số hóa" là việc biến đổi các giá trị thực sang dạng số, còn "chuyển đổi số" là khi có dữ liệu được số hoá rồi, chúng ta sử dụng các công nghệ như AI, Big Data... để phân tích dữ liệu, biến đổi nó và tạo ra một giá trị khác.
Vì sao phải chuyển đổi số?
Nếu không chuyển đổi số, doanh nghiệp sẽ bị thụt lùi so với các doanh nghiệp cùng ngành, giảm sức cạnh tranh & không thể đuổi kịp đối thủ. Doanh nghiệp dù lớn, dù nhỏ đều không thể nói “không” với chuyển đổi số.
Trong quá trình chuyển đổi số, dữ liệu sẽ trở thành tài sản lớn nhất của doanh nghiệp, vì dữ liệu là tiền đề của quá trình phân tích số liệu.
Để thực hiện chuyển đổi số hiệu quả, doanh nghiệp cần hiểu rõ về chuyển đổi số và đặt mục tiêu chiến lược cụ thể, đầu tư đúng đắn cho các bộ công cụ chuyển đổi số hiệu quả như AI, BI, ...
Theo nghiên cứu từ năm 2017 của Microsoft tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, tác động mà chuyển đổi số mang lại cho GDP năm 2017 là khoảng 6%, năm 2019 được dự đoán là 25% và tới năm 2021 là 60%. Chuyển đổi số cũng làm tăng năng suất lao động 15% trong năm 2017, dự kiến 2020 là 21%; 85% công việc trong khu vực sẽ bị biến đổi trong ba năm tiếp theo.
Công ty nghiên cứu McKensey chỉ ra rằng, vào năm 2025, mức độ tác động của chuyển đổi số tới GDP của nước Mỹ là khoảng 25%, còn ở các nước châu Âu là khoảng 36%.
-> Đọc thêm: Lợi ích của chuyển đổi số
Trong quá trình chuyển đổi số, dữ liệu sẽ trở thành tài sản lớn nhất của doanh nghiệp, vì dữ liệu là tiền đề của quá trình phân tích số liệu.
Để thực hiện chuyển đổi số hiệu quả, doanh nghiệp cần hiểu rõ về chuyển đổi số và đặt mục tiêu chiến lược cụ thể, đầu tư đúng đắn cho các bộ công cụ chuyển đổi số hiệu quả như AI, BI, ...
Theo nghiên cứu từ năm 2017 của Microsoft tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, tác động mà chuyển đổi số mang lại cho GDP năm 2017 là khoảng 6%, năm 2019 được dự đoán là 25% và tới năm 2021 là 60%. Chuyển đổi số cũng làm tăng năng suất lao động 15% trong năm 2017, dự kiến 2020 là 21%; 85% công việc trong khu vực sẽ bị biến đổi trong ba năm tiếp theo.
Công ty nghiên cứu McKensey chỉ ra rằng, vào năm 2025, mức độ tác động của chuyển đổi số tới GDP của nước Mỹ là khoảng 25%, còn ở các nước châu Âu là khoảng 36%.
-> Đọc thêm: Lợi ích của chuyển đổi số
Chuyển đổi số tại Việt Nam diễn ra thế nào?
Tại Việt Nam, quá trình chuyển đổi số đã bắt đầu diễn ra, nhất là trong những ngành như tài chính, giao thông, du lịch... Chính phủ và chính quyền các cấp đang nỗ lực xây dựng Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số. Hơn 30 thành phố cũng định xây dựng Smart City với các nền tảng công nghệ mới...
Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam nói chung, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn chưa nhận thức đúng vai trò chuyển đổi số trong cuộc các mạng công nghiệp lần thứ tư. Cụ thể, theo VCCI, hiện doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam chiếm khoảng 97% tổng số doanh nghiệp, trình độ khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo còn thấp, có 80% đến 90% máy móc sử dụng trong các doanh nghiệp Việt Nam là nhập khẩu, gần 80% là những công nghệ cũ từ thập niên 1980-1990.
Trong tháng 4, Cisco công bố báo cáo "Chỉ số phát triển kỹ thuật số của doanh nghiệp vừa và nhỏ khu vực châu Á - Thái Bình Dương", thực hiện trên 1.340 doanh nghiệp tại khu vực nói chung và 50 doanh nghiệp Việt Nam nói riêng. Tại Việt Nam, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang đối mặt với những rào cản trong quá trình chuyển đổi kỹ thuật số như thiếu kỹ năng số và nhân lực (17%), thiếu nền tảng công nghệ thông tin đủ mạnh để cho phép chuyển đổi kỹ thuật số (16,7%), thiếu tư duy kỹ thuật số hoặc các thách thức về văn hóa kỹ thuật số trong doanh nghiệp (15,7%) ...
Dù vậy báo cáo cũng chỉ ra rằng các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam đang bước đầu đầu tư vào công nghệ đám mây (18%), an ninh mạng (12,7%), nâng cấp phần mềm, phần cứng để chuyển đổi số (10,7%).
Theo báo cáo phân tích năm 2016 của Forrester, trong số những doanh nghiệp được khảo sát, chỉ có 11% thành công trong quá trình chuyển đổi số.
Đứng trên vai trò một nhà quản lý doanh nghiệp, đã bao giờ bạn tự hỏi: Điều gì khiến một vài doanh nghiệp số hóa thành công và trở nên thịnh vượng trong khi rất nhiều doanh nghiệp khác “hụt hơi” trong cuộc đua chuyển đổi số?
>> Xem thêm: Bật mí 5 nguyên nhân cốt lõi dẫn đến chuyển đổi số thất bại
Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam nói chung, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn chưa nhận thức đúng vai trò chuyển đổi số trong cuộc các mạng công nghiệp lần thứ tư. Cụ thể, theo VCCI, hiện doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam chiếm khoảng 97% tổng số doanh nghiệp, trình độ khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo còn thấp, có 80% đến 90% máy móc sử dụng trong các doanh nghiệp Việt Nam là nhập khẩu, gần 80% là những công nghệ cũ từ thập niên 1980-1990.
Trong tháng 4, Cisco công bố báo cáo "Chỉ số phát triển kỹ thuật số của doanh nghiệp vừa và nhỏ khu vực châu Á - Thái Bình Dương", thực hiện trên 1.340 doanh nghiệp tại khu vực nói chung và 50 doanh nghiệp Việt Nam nói riêng. Tại Việt Nam, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang đối mặt với những rào cản trong quá trình chuyển đổi kỹ thuật số như thiếu kỹ năng số và nhân lực (17%), thiếu nền tảng công nghệ thông tin đủ mạnh để cho phép chuyển đổi kỹ thuật số (16,7%), thiếu tư duy kỹ thuật số hoặc các thách thức về văn hóa kỹ thuật số trong doanh nghiệp (15,7%) ...
Dù vậy báo cáo cũng chỉ ra rằng các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam đang bước đầu đầu tư vào công nghệ đám mây (18%), an ninh mạng (12,7%), nâng cấp phần mềm, phần cứng để chuyển đổi số (10,7%).
Theo báo cáo phân tích năm 2016 của Forrester, trong số những doanh nghiệp được khảo sát, chỉ có 11% thành công trong quá trình chuyển đổi số.
Đứng trên vai trò một nhà quản lý doanh nghiệp, đã bao giờ bạn tự hỏi: Điều gì khiến một vài doanh nghiệp số hóa thành công và trở nên thịnh vượng trong khi rất nhiều doanh nghiệp khác “hụt hơi” trong cuộc đua chuyển đổi số?
>> Xem thêm: Bật mí 5 nguyên nhân cốt lõi dẫn đến chuyển đổi số thất bại
Làm gì để chuyển đổi số?
Để thực hiện chuyển đổi số hiệu quả, doanh nghiệp cần nâng cao trình độ của nhân viên thông qua các chương trình đào tạo, thay đổi quy cách lãnh đạo và quản lý công việc trong nội bộ tổ chức. Công nghệ, quy trình kinh doanh và con người phải song hành cùng nhau để tạo nên đột phá trong kinh doanh và hoàn thành chuyển đổi số hiệu quả.
-> Liên hệ công ty tư vấn chuyển đổi số hotline 096 4578 234 để nhận tư vấn về chuyển đổi số
-> Tìm hiểu thêm về phần mềm quản trị doanh nghiệp ERP, điểm khởi đầu của chuyển đổi số
-> Liên hệ công ty tư vấn chuyển đổi số hotline 096 4578 234 để nhận tư vấn về chuyển đổi số
-> Tìm hiểu thêm về phần mềm quản trị doanh nghiệp ERP, điểm khởi đầu của chuyển đổi số
IZISolution