Chuyển đổi số - Giải pháp phục hồi sản xuất khi chuỗi cung ứng gián đoạn
Cuộc khủng hoảng do đại dịch Codvid gần đây đã cho chúng ta biết chuỗi cung ứng mong manh và dễ bị tổn thương như thế nào. Trong khi một trục trặc của một mắt xích có thể làm lung lay sự ổn định của chuỗi cung ứng, thì một đại dịch lớn có thể phá vỡ nó. May mắn thay, cách mạng công nghiệp 4.0 và xu hướng chuyển đổi số trong doanh nghiệp đang được các tổ chức đẩy nhanh thực hiện.
Sự chuyển dịch này đã mang đến những giải pháp hiệu quả để doanh nghiệp có thể duy trì sự ổn định của hoạt động sản xuất và thông suốt của dòng chảy cung ứng, ngay cả trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều biến động khó lường.
7 Mẹo chuyển đổi số để khắc phục sự gián đoạn chuỗi cung ứng
1. Cải thiện khả năng hiển thị của chuỗi cung ứng
Cách duy nhất để doanh nghiệp tồn tại trong bối cảnh chuỗi cung ứng bị gián đoạn là duy trì mạng lưới nhà cung cấp và giữ cho nguồn lưu thông của nguyên vật liệu được đều đặn. Đây là lý do tại sao tính minh bạch và khả năng hiển thị là chìa khóa giúp doanh nghiệp chuyển đổi số có sự phát triển vượt bậc hơn các tổ chức chậm chuyển đổi.
Một cách để đạt được khả năng hiển thị trực quan là sử dụng các dữ liệu bản đồ cung ứng dựa trên các giải pháp công nghệ chuyển đổi số. Nhờ khả năng trích xuất và thể hiện dữ liệu một cách thông minh, các giám đốc điều hành sẽ có được cái nhìn rõ hơn về cách thức hoạt động của chuỗi cung ứng của doanh nghiệp.
Ví dụ, tổ chức có thể quản lý nhà máy của họ được đặt ở đâu và nó sản xuất những gì? Hơn nữa, các tổ chức còn xác định được bộ phận nào là quan trọng và bộ phận nào có thể thay thế trong chuỗi cung ứng của họ, từ đó, xác định những phương án thay thế phù hợp với tổ chức.
Những thông tin về tình trạng hoạt động của từng nhà máy và các yêu cầu về hàng tồn kho cũng rất quan trọng. Để cung cấp tất cả dữ liệu tổng quan về tình hình vận hành của các thành phần trong chuỗi cung ứng, việc triển khai phần mềm ERP là việc làm cần thiết.
Giải pháp ERP cung cấp khả năng quản lý hàng tồn kho cập nhật theo thời gian thực, kết hợp với các thông tin của bộ phận bán hàng, chăm sóc khách hàng để giúp doanh nghiệp đưa ra các quyết định cung ứng hiệu quả.
2. Tăng cường hợp tác nội bộ
Tăng cường hợp tác giữa các bộ phận trong tổ chức là giải pháp giúp doanh nghiệp vượt qua được cơn bão gián đoạn của chuỗi cung ứng. Khi thông tin được trao đổi liên tục và liền mạch, các xung đột trong nội bộ tổ chức sẽ giảm và hiệu suất làm việc từ đó sẽ gia tăng hiệu quả ngay cả việc khắc phục các vấn đề trong chuỗi cung ứng.
Các giải pháp công nghệ chuyển đổi số tiên tiến đã tạo nên một bức tranh hoàn toàn khác trong hoạt động vận hành của doanh nghiệp hiện nay. Chuyển dịch tạo điều kiện thúc đẩy giao tiếp giữa các lực lượng lao động đa chức năng và đảm bảo rằng mọi người đều làm việc từ cùng một tập dữ liệu. Bằng cách này, các nhóm của bạn có thể làm việc cùng nhau để xác định xu hướng, dự báo các vấn đề trong tương lai và ngăn chặn các rủi ro có thể xảy ra.
>>> Xem thêm: Chuyển đổi số tác động đến quản trị chuỗi cung ứng như thế nào?
3. Dự đoán nhu cầu
Một cuộc khủng hoảng có thể khiến nhu cầu của thị trường thay đổi một cách không thể đoán trước được, do đó, bắt buộc doanh nghiệp phải theo dõi sát nhu cầu của người tiêu dùng.
Khi doanh nghiệp theo dõi và phân tích nhu cầu, hãy chú ý đến các xu hướng và hành vi của người tiêu dùng. Những người tiêu dùng đang hoạt động nhiều trên các nền tảng nào? Sản phẩm nào đang được họ quan tâm nhiều trên các nền tảng đó? Bằng cách phân tích nhu cầu người dùng, doanh nghiệp có thể điều chỉnh mức tồn kho khi cần thiết để đáp ứng với những thay đổi đó.
Khi nhu cầu gia tăng có thể mang lại lợi nhuận cho một số nhà bán lẻ, tuy nhiên nó đang gây căng thẳng cho các nhà sản xuất chưa sẵn sàng đáp ứng các yêu cầu của thị trường vào phút chót.
Để khắc phục tình trạng này, ngành công nghiệp sản xuất cũng đã có những bước tiến trong đẩy nhanh chuyển đổi số để đối mặt với sự sụt giảm nhu cầu bằng cách đa dạng hóa sản phẩm của mình. Cụ thể, nhiều nhà sản xuất ô tô hiện đang sản xuất quạt thông gió để bù đắp cho sự sụt giảm nhu cầu về ô tô.
Khả năng thích ứng nhanh chóng của các nhà sản xuất ô tô như trên hoặc các nhà sản xuất khác đã được kích hoạt nhờ dự báo chính xác nhu cầu. Ngoài ra, họ cũng đã ứng dụng các phần mềm quản lý sản xuất, hệ thống điều hành sản xuất, phần mềm quản lý chuỗi cũng ứng,... để xây dựng được các mô hình dự đoán và có kế hoạch sản xuất hiệu quả.
Làn sóng dịch chuyển nhu cầu nào rồi cũng sẽ đến lúc bình thường hóa. Do đó chúng tôi khuyên bạn nên phát triển một kế hoạch dự phòng xác định cách doanh nghiệp sẽ hành động để ứng phó với các thay đổi. Bằng cách này, tổ chức sẽ luôn chủ động trong việc đón đầu các xu hướng nhờ biến công nghệ thành điểm mạnh trong chuyển đổi số doanh nghiệp.
Sự thay đổi trong hoạt động tiêu dùng thường kéo theo yêu cầu về chất lượng trong hoạt động chăm sóc khách hàng. Tổ chức có thể bước đi trước bằng cách nâng cấp hệ thống hạ tầng công nghệ cải thiện quy trình hỗ trợ khách hàng, tích hợp các giải pháp CRM.
>>> Xem thêm: Đơn vị cung cấp dịch vụ chuyển đổi số tại Hà Nội
4. Đa dạng hóa nhà cung cấp
Công ty của bạn có đang phụ thuộc vào mạng lưới các nhà cung cấp ở nhiều địa điểm khác nhau trên thế giới không? Trong hoạt động phân phối hiện nay, sự gián đoạn chuỗi cung ứng sẽ mang đến những tổn thất nặng nề cho doanh nghiệp. Nghiêm trọng hơn, sự gián đoạn trong hệ thống cung ứng thường liên quan đến các tình huống nằm ngoài tầm kiểm soát của doanh nghiệp.
Để giảm thiểu rủi ro, hãy hạn chế việc phụ thuộc hoàn toàn vào nhà cung cấp nguyên vật liệu duy nhất. Doanh nghiệp cần tạo ra cho mình một nguồn cung dự phòng để đảm bảo hệ thống của bạn có thể duy trì hoạt động bất cứ khi nào biến động xảy ra.
Tuy nhiên, tổ chức cũng cần đưa ra các phân tích về nhà cung ứng để xác định đơn vị nào thực sự đáp ứng đúng yêu cầu của doanh nghiệp.
5. Đầu tư vào phân phối đa kênh
Doanh nghiệp của bạn hiện tại đang cho phép khách hàng mua sản phẩm dựa trên các hình thức nào? Nếu tổ chức chỉ dựa vào một hình thức phân phối bán hàng trực tiếp thì cuộc khủng hoảng do đại dịch Covid - 19 vừa qua đã đánh một hồi chuông cảnh báo, buộc doanh nghiệp phải phát triển phương thức phân phối đa kênh.
Trong xu thế tiêu dùng mới hiện nay, nếu trong chiến lược phân phối sản phẩm của doanh nghiệp không có sự hiện diện của thương mại điện tử, rất có thể tổ chức đã bỏ lỡ rất nhiều doanh thu tiềm năng. Nó cũng có thể khiến bạn bị bỏ lại sau lưng so với các đối thủ đang từng ngày, từng giờ nghiên cứu kế hoạch chuyển đổi số mô hình kinh doanh của mình.
Một trong những trụ cột của quản lý chuỗi cung ứng thành công là kết hợp các phương pháp phân phối của đa dạng trên cả nền tảng vật lý và kỹ thuật số. Nếu công ty của bạn chưa thực sự sẵn sàng hoặc chưa biết nên bắt đầu chuyển đổi từ đâu, một nhà cung cấp dịch vụ chuyển đổi số uy tín sẽ giúp bạn phát triển một chiến lược chuyển đổi công nghệ hiệu quả.
6. Xây dựng lực lượng lao động
Không phải quá trình chuyển đổi số nào cũng đi liền với việc cắt giảm nguồn nhân lực. Một mặt khác, cắt giảm nguồn lực xuống mức tối thiểu có thể khiến doanh nghiệp thiếu hụt hoặc mất khả năng vận hành khi các tình huống bất ngờ xảy ra.
Trong giai đoạn các nhà sản xuất đang cố gắng khôi phục lại chuỗi cung ứng bị đứt gãy do đại dịch Covid, đây là thời điểm cần tập trung vào việc giữ chân lực lượng lao động.
Không chỉ duy trì khả năng vận hành ổn định của hệ thống cung ứng, nhân sự còn là động lực, là sức mạnh và là những người trực tiếp ứng dụng giải pháp chuyển đối số trong doanh nghiệp để giúp tổ chức đạt được mục tiêu phát triển.
7. Tăng mức độ tương tác với khách hàng
Trong mọi trường hợp, doanh nghiệp không thể để sự tương tác của khách hàng giảm sút vì khách hàng chính là lý do doanh nghiệp kinh doanh.
Giao tiếp nhất quán là chìa khóa để các công ty thu thút và giữ chân được khách hàng của mình. Một chiến lược tiếp thị đa kênh vừa kích thích nhu cầu cũng như hỗ trợ giúp cho chuỗi cung ứng của doanh nghiệp được ổn định.
Khi công ty mang đến cho khách hàng sự hài lòng vốn dĩ sẽ ổn định hơn, ngay cả khi tình huống xảy ra ngoài tầm kiểm soát. Do đó, cùng với hiện đại hóa chuỗi cung ứng, tổ chức có thể xem xét đầu tư vào việc chuyển đổi số trải nghiệm khách hàng.
>>> Xem thêm: 5 Mẹo chuyển đổi số nâng cao trải nghiệm khách hàng
Cách điều hướng để khắc phục sự gián đoạn chuỗi cung ứng
Một cuộc khủng hoảng toàn cầu có thể gây ra sự gián đoạn chuỗi cung ứng, ảnh hưởng đến ngay cả công ty ổn định nhất. Tuy nhiên, ở một mặt khác, nếu doanh nghiệp phát triển các chiến lược cung ứng đột phá thì rất có thể “đứng trên ngọn sóng” ứng phó kịp thời với sự thay đổi.
Chuyển đổi số là giải pháp mở ra con đường giúp doanh nghiệp phát triển hệ thống cung ứng thông minh và linh hoạt.
IZISolution là đơn vị đi đầu trong lĩnh vực tư vấn chuyển đổi số doanh nghiệp tại Việt Nam. Với nhiều năm kinh nghiệm triển khai các giải pháp số hóa trong nhiều lĩnh vực như sản xuất, cung ứng, bán hàng, vận hành,... cũng như phát triển được các bộ giải pháp phần mềm quản lý chuyên dụng, chúng tôi chắc chắn sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng hệ thống chuỗi cung ứng hiện đại và hiệu quả.
Liên hệ Công ty tư vấn triển khai chuyển đổi số doanh nghiệp tại Hà Nội:
- Hotline: 0964.578.234
- Website: https://izisolution.vn/
- Fanpage: https://www.facebook.com/izisolution/