Doanh nghiệp tự đào hố chôn mình bằng lối tư duy nội địa
06/11/2017 14:11
Trong khi hội nhập toàn cầu đang ngày càng lan rộng đến từng ngóc ngách của mỗi thành phố, mỗi quốc gia thì vẫn có nhiều doanh nghiệp Việt đang phản ứng như những đứa trẻ bị cướp mất miếng bánh trước sự cạnh tranh và xâm nhập của các doanh nghiệp nước ngoài. Sự bị động, thiếu chuẩn bị của doanh nghiệp Việt được hình thành bởi lối tư duy nội địa lâu ngày có thể trở thành mồ chôn sống chính họ.
Chắc hẳn chúng ta vẫn còn nhớ vụ việc một hãng taxi nội địa dán bandroll trên xe để phản đối các hãng taxi công nghệ. Trong khi vụ việc còn chưa giảm bớt nhiệt thì tại một số cây xăng của người Việt lại tiếp tục xuất hiện bandroll: "Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt" khi một doanh nghiệp Nhật mở trạm xăng dầu đầu tiên tại Hà Nội. Đây là phản ứng nóng vội, vô hình chung đã tạo ra những tác dụng ngược, khiến dấy lên sự tò mò của người tiêu dùng về các sản phẩm ngoại nhập cạnh tranh với thị trường nội và khiến người tiêu dùng ngày càng có ấn tượng xấu với các doanh nghiệp và sản phẩm nội địa.
Tại sao chỉ cử chỉ cúi chào của người Nhật tại điểm kinh doanh đầu tiên tại Việt Nam lại gây ra sự chú ý với người tiêu dùng đến vậy? Có lẽ nguyên nhân xuất phát từ việc hành động của chủ doanh nghiệp xăng dầu Nhật Bản quá khác biệt, điều mà trước đây chưa từng thấy ở các doanh nghiệp cung cấp xăng dầu nội địa. Việc một đối thủ ngoại xuất hiện với một hành động gây chú ý dường như đang đe dọa đến sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp nội.
Nếu các doanh nghiệp nội không thay đổi lối tư duy nội địa hóa, hướng đến tiêu chuẩn cao hơn về chất lượng, thỏa mãn nhu cầu ngày một cao hơn của người tiêu dùng thì chắc chắn với quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra như vũ bão hiện nay, doanh nghiệp Việt sẽ sớm phải rời bỏ cuộc chơi, không có quyền gia nhập các sân chơi lớn trong thị trường trong nước và quốc tế. Giữa cách làm của các hãng taxi truyền thống: thiếu sự đảm bảo, không được báo giá trước với cách làm của các hãng taxi công nghệ: đảm bảo sự minh bạch, rõ ràng, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thì chắc chắn không cần phải mất nhiều thời gian, bạn cũng có thể biết được người tiêu dùng nghiêng về phía nào.
Tiêu chí đầu tiên giúp nhận biết một sản phẩm thành công chính là số lượng lợi ích đem lại cho khách hàng. Taxi truyền thống chưa đảm bảo được thuộc tính căn bản này. Ngày nay mọi cải tiến trong kinh doanh phải nhìn vào phản ứng của khách hàng và đối thủ cạnh tranh toàn cầu chứ chỉ mải lo "nhìn vào nhau" thì không tiến bộ được. Làm ăn mà cứ mang "tư duy nội địa" sẽ không còn phù hợp trong bối cảnh toàn cầu hóa. Năm 2018 là năm Việt Nam sẽ mở cửa phần lớn hàng hóa ngoại nhập theo lộ trình cam kết của các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới.
Với cách phản ứng đối với doanh nghiệp ngoại như vừa kể trên, chứng tỏ nhiều doanh nghiệp nước ta chưa chuẩn bị "tâm thế mới" để ứng phó với cạnh tranh toàn cầu. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra sôi động, thúc đẩy nhiều phương thức kinh doanh mới ra đời, phương thức sản xuất, cách bán hàng thay đổi, cách quản lý doanh nghiệp cũng thay đổi để phù hợp với xu hướng tiêu dùng mới. Do đó, nếu doanh nghiệp nước ta chậm thay đổi tầm nhìn thì khó tồn tại trong bối cảnh mới.
Các tập đoàn nước ngoài khi chuẩn bị thâm nhập thị trường Việt Nam đã đầu tư rất nhiều cho nghiên cứu thị trường, trong đó có hành vi tiêu dùng, cách làm ăn của doanh nghiệp Việt Nam. Đó cũng là bài học cho doanh nghiệp nước ta. Cạnh tranh trong kinh doanh là một quy luật. Qua cạnh tranh sẽ thúc đẩy doanh nghiệp học hỏi, cải tiến công nghệ, chất lượng, giá thành, cách phục vụ khách hàng. Nhờ cạnh tranh mà người tiêu dùng có lợi, xã hội cũng có lợi, ngân sách nhà nước cũng có lợi.
Để thúc đẩy cạnh tranh, Nhà nước phải tạo ra "luật chơi" đảm bảo công bằng cho mọi doanh nghiệp tham gia thị trường về điều kiện kinh doanh, thuế, tiếp cận dịch vụ công, tiếp cận vốn ngân hàng... Còn doanh nghiệp phải nhìn vào đối thủ, nhìn vào nhu cầu của khách hàng rộng hơn để chủ động tạo ra sản phẩm cạnh tranh. Tư duy toàn cầu, khách hàng toàn cầu, đối thủ toàn cầu, công nghệ toàn cầu là chuẩn mới mà doanh nghiệp Việt Nam không thể không hướng tới.
Chắc hẳn chúng ta vẫn còn nhớ vụ việc một hãng taxi nội địa dán bandroll trên xe để phản đối các hãng taxi công nghệ. Trong khi vụ việc còn chưa giảm bớt nhiệt thì tại một số cây xăng của người Việt lại tiếp tục xuất hiện bandroll: "Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt" khi một doanh nghiệp Nhật mở trạm xăng dầu đầu tiên tại Hà Nội. Đây là phản ứng nóng vội, vô hình chung đã tạo ra những tác dụng ngược, khiến dấy lên sự tò mò của người tiêu dùng về các sản phẩm ngoại nhập cạnh tranh với thị trường nội và khiến người tiêu dùng ngày càng có ấn tượng xấu với các doanh nghiệp và sản phẩm nội địa.
Tại sao chỉ cử chỉ cúi chào của người Nhật tại điểm kinh doanh đầu tiên tại Việt Nam lại gây ra sự chú ý với người tiêu dùng đến vậy? Có lẽ nguyên nhân xuất phát từ việc hành động của chủ doanh nghiệp xăng dầu Nhật Bản quá khác biệt, điều mà trước đây chưa từng thấy ở các doanh nghiệp cung cấp xăng dầu nội địa. Việc một đối thủ ngoại xuất hiện với một hành động gây chú ý dường như đang đe dọa đến sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp nội.
Nếu các doanh nghiệp nội không thay đổi lối tư duy nội địa hóa, hướng đến tiêu chuẩn cao hơn về chất lượng, thỏa mãn nhu cầu ngày một cao hơn của người tiêu dùng thì chắc chắn với quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra như vũ bão hiện nay, doanh nghiệp Việt sẽ sớm phải rời bỏ cuộc chơi, không có quyền gia nhập các sân chơi lớn trong thị trường trong nước và quốc tế. Giữa cách làm của các hãng taxi truyền thống: thiếu sự đảm bảo, không được báo giá trước với cách làm của các hãng taxi công nghệ: đảm bảo sự minh bạch, rõ ràng, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thì chắc chắn không cần phải mất nhiều thời gian, bạn cũng có thể biết được người tiêu dùng nghiêng về phía nào.
Tiêu chí đầu tiên giúp nhận biết một sản phẩm thành công chính là số lượng lợi ích đem lại cho khách hàng. Taxi truyền thống chưa đảm bảo được thuộc tính căn bản này. Ngày nay mọi cải tiến trong kinh doanh phải nhìn vào phản ứng của khách hàng và đối thủ cạnh tranh toàn cầu chứ chỉ mải lo "nhìn vào nhau" thì không tiến bộ được. Làm ăn mà cứ mang "tư duy nội địa" sẽ không còn phù hợp trong bối cảnh toàn cầu hóa. Năm 2018 là năm Việt Nam sẽ mở cửa phần lớn hàng hóa ngoại nhập theo lộ trình cam kết của các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới.
Với cách phản ứng đối với doanh nghiệp ngoại như vừa kể trên, chứng tỏ nhiều doanh nghiệp nước ta chưa chuẩn bị "tâm thế mới" để ứng phó với cạnh tranh toàn cầu. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra sôi động, thúc đẩy nhiều phương thức kinh doanh mới ra đời, phương thức sản xuất, cách bán hàng thay đổi, cách quản lý doanh nghiệp cũng thay đổi để phù hợp với xu hướng tiêu dùng mới. Do đó, nếu doanh nghiệp nước ta chậm thay đổi tầm nhìn thì khó tồn tại trong bối cảnh mới.
Các tập đoàn nước ngoài khi chuẩn bị thâm nhập thị trường Việt Nam đã đầu tư rất nhiều cho nghiên cứu thị trường, trong đó có hành vi tiêu dùng, cách làm ăn của doanh nghiệp Việt Nam. Đó cũng là bài học cho doanh nghiệp nước ta. Cạnh tranh trong kinh doanh là một quy luật. Qua cạnh tranh sẽ thúc đẩy doanh nghiệp học hỏi, cải tiến công nghệ, chất lượng, giá thành, cách phục vụ khách hàng. Nhờ cạnh tranh mà người tiêu dùng có lợi, xã hội cũng có lợi, ngân sách nhà nước cũng có lợi.
Để thúc đẩy cạnh tranh, Nhà nước phải tạo ra "luật chơi" đảm bảo công bằng cho mọi doanh nghiệp tham gia thị trường về điều kiện kinh doanh, thuế, tiếp cận dịch vụ công, tiếp cận vốn ngân hàng... Còn doanh nghiệp phải nhìn vào đối thủ, nhìn vào nhu cầu của khách hàng rộng hơn để chủ động tạo ra sản phẩm cạnh tranh. Tư duy toàn cầu, khách hàng toàn cầu, đối thủ toàn cầu, công nghệ toàn cầu là chuẩn mới mà doanh nghiệp Việt Nam không thể không hướng tới.
IZISolution