Tại sao phải chuyển đổi số & 3 cấp độ trong chuyển đổi số doanh nghiệp
Chuyển đổi số (Digital Transformation) là một xu hướng nổi bật của cuộc cách mạng 4.0. Ngày nay, chuyển đổi số đã ảnh hưởng đến tất cả các khía cạnh từ kinh tế, chính trị đến văn hóa xã hội. Tại sao phải chuyển đổi số? Chuyển đổi số có những cấp độ nào? Các câu hỏi này sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.
Động lực thúc đẩy doanh nghiệp chuyển đổi số
Nhắc tới khái niệm chuyển đổi số (Digital Transformation) là nhắc tới việc tổ chức thay đổi cách thức vận hành, phương thức kinh doanh và văn hóa làm việc dựa trên nền tảng số. Đây là quá trình tổ chức chuyển dịch từ mô hình hoạt động truyền thống sang mô hình hiện đại thông qua ứng dụng các giải pháp công nghệ tiên tiến vào tất cả các lĩnh vực của tổ chức.
Chuyển đổi số trong doanh nghiệp được coi là nhiệm vụ bắt buộc của mọi tổ chức. Xu hướng chuyển dịch số được nhắc đến ngày càng nhiều trong bối cảnh thị trường có nhiều biến động như hiện nay.
Nhìn chung gốc rễ của sự chuyển dịch mô hình kinh doanh chính là khách hàng. Đáp ứng đúng nhu cầu và gia tăng trải nghiệm khách hàng chính là cách doanh nghiệp giành chiến thắng trên thị trường.
>> Xem thêm: Chuyển đổi số nghĩa là gì? Chiến lược chuyển đổi số hiệu quả
Khi công nghệ ngày càng phát triển, chất lượng sản phẩm và hoạt động chăm sóc khách hàng cũng ngày càng được cải thiện. Chính sự thay đổi này khiến khách hàng ngày càng “khó tính” hơn trong hành vi mua. Họ ưa thích trải nghiệm cá nhân, thích sự thuận tiện và khả năng đáp ứng nhu cầu nhanh chóng. Nếu doanh nghiệp không thể đáp ứng được điều này thì tổ chức hoàn toàn có thể đánh mất những khách hàng của mình. Do đó, nhiều công ty đã đẩy mạnh đầu tư thực hiện chuyển đổi số để tạo nên sự khác biệt so với đối thủ, mang lại trải nghiệm tốt hơn và tăng khả năng giữ chân khách hàng.
Ngoài ra, yếu tố liên quan đến hiệu quả làm việc cũng là “đòn bẩy” thúc đẩy doanh nghiệp triển khai các giải pháp chuyển đổi số. Khi bộ máy quản lý truyền thống đã trở nên lỗi thời và không đáp ứng được nhu cầu trong thời đại mới. Tình trạng sai sót trong việc quản lý dữ liệu theo cách truyền thống, nhân viên tốn nhiều thời gian để làm các công việc giản đơn, tính liên kết giữa các phòng ban không cao, thiếu cái nhìn tổng quát về tình hình hoạt động của tổ chức,... tất cả các vấn đề này sẽ được khắc phục hoàn toàn khi tổ chức ứng dụng các giải pháp phần mềm công nghệ quản lý doanh nghiệp.
5 tách dụng của chuyển đổi số giúp doanh nghiệp phát triển bền vững
Các báo cáo của nhiều công ty nghiên cứu thị trường lớn như Gartner, IDC,... đều có chung một kết luận rằng tầm quan trọng của chuyển đổi số ở trong mọi lĩnh vực của doanh nghiệp: từ điều hành, quản lý đến nghiên cứu, kinh doanh,...
Tận dụng nền tảng công nghệ số giúp doanh nghiệp đạt được nhiều lợi thế trong việc tạo dựng khả năng cạnh tranh và hướng đến 5 mục tiêu cuối cùng của chuyển đổi số gồm có:
Tăng tốc độ ra thị trường
Chuyển đổi số giúp doanh nghiệp phát triển nhiều phương thức kinh doanh mới. Trong kỷ nguyên công nghệ, Internet nổi lên như một phương thức kết nối hiệu quả. Nhờ nền tảng công nghệ này, doanh nghiệp có thể phát triển các hoạt động bán hàng online với nhiều hình thức khác nhau. Giờ đây, doanh nghiệp sẽ có nhiều phương án tiếp cận dễ dàng với khách hàng mọi lúc mọi nơi thông qua các thiết bị di động. Mọi doanh nghiệp đều nên hiểu rõ về định nghĩa chuyển đổi số và vì sao phải chuyển đổi số để kiến tạo bước khởi đầu thuận lợi cho doanh nghiệp.
Tăng năng suất lao động - Tiết kiệm chi phí
Kết quả nghiên cứu của Microsoft về tác động của chuyển đổi số đến năng suất lao động cho thấy: năm 2017 chuyển đổi giúp tăng năng suất lao động vào khoảng 15%, năm 2020 con số này là 21%. Việc ứng dụng các nền tảng công nghệ tiên tiến như Phần mềm quản trị doanh nghiệp ERP, Trí tuệ nhân tạo (AI), Big Data, Giải pháp báo cáo thông minh,... giúp tinh giản quá trình quản lý. Công nghệ cũng giảm thiểu tối đa những sai sót do lỗi của con người, tạo nên sự đồng bộ trong hoạt động sản xuất, từ đó giúp doanh nghiệp gia tăng năng suất lao động.
Ngoài ra, nhờ quy trình sản xuất được tự động hóa,con người sẽ được giải phóng khỏi các công việc giản đơn, lặp đi lặp lại để tập trung thực hiện các công việc quan trọng hơn như nghiên cứu, phân tích để đưa ra các sáng kiến sản xuất hoặc giải pháp cải tiến hoạt động vận hành.
Tăng cường vị thế cạnh tranh trên thị trường
Nếu đã có bước tiến ra thị trường thuận lợi nhờ mô hình truyền thống, doanh nghiệp vẫn cần tới chuyển đổi số. Tại sao phải chuyển đổi số? Nguyên nhân nằm ở sự phát triển của các nền tảng công nghệ mới, doanh nghiệp sẽ buộc phải thích ứng và tìm cách tích hợp các phần mềm trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm. Hay nói cách khác, chuyển đổi số đã buộc các doanh nghiệp phải luôn tự vận động nghiên cứu, thử nghiệm các nền tảng công nghệ mới. Việc chọn đúng giải pháp công nghệ chuyển dịch số phù hợp giúp doanh nghiệp tạo nên sự đột phá trong kinh doanh, đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng ở hiện tại và tương lai.
>> Xem thêm: Bật mí 5 nguyên nhân cốt lõi dẫn đến chuyển đổi số thất bại
Mở rộng khả năng thu hút và giữ chân khách hàng
Khi ứng dụng các nền tảng quản lý dữ liệu thông minh, tất các các thông tin về khách hàng như nhu cầu, sở thích, thói quen mua sắm,... được tổ chức cập nhật liên tục. Nhờ các hệ thống báo cáo thông minh BI, Trí tuệ nhân tạo (AI),... tổ chức sẽ biết được khách hàng của mình cần gì và đưa ra những quyết định đáp ứng tốt nhất nhu cầu đó.
Tạo sự kết nối giữa các phòng ban
Nhờ việc ứng dụng giải pháp phần mềm quản lý, thông tin sẽ được cập nhật lên hệ thống chung cho nhân viên có thể truy cập mọi lúc, mọi nơi và chia sẻ một cách dễ dàng đến các đối tượng khác. Ngoài ra, các nhân viên cũng dễ dàng trao đổi qua nền tảng trực tuyến ngay cả với các nhân viên làm việc tại hiện trường. Điều này giúp tăng sự phối hợp giữa các phòng ban, từ đó tăng hiệu quả hoạt động trong tổ chức.
>>> Xem thêm: Chiến lược chuyển đổi số hiệu quả
3 cấp độ trong chuyển đổi số doanh nghiệp
1. Số hóa dữ liệu (Digitization)
Số hóa dữ liệu là bước chuyển dữ liệu từ các bản ghi trên giấy, file ghi âm, hình ảnh sang định dạng kỹ thuật số được tích hợp trên máy tính.
Số hóa có tầm quan trọng đặc biệt đối với việc xử lý, lưu trữ và chia sẻ dữ liệu. Để đạt được hiệu quả chuyển đổi dữ liệu, công việc số hoá dữ liệu cần gắn liền với các nền tảng Công nghệ kết nối (Internet vạn vật), công cụ lưu trữ dữ liệu (điện toán đám mây) và bảo vệ sự toàn vẹn dữ liệu (blockchain).
2. Số hóa quy trình (Digitalization)
Đây là quá trình sử dụng dữ liệu số để giúp đơn giản hóa quá trình làm việc. Digitalization không phải là thay đổi mô hình kinh doanh hoặc tạo ra các loại hình doanh nghiệp mới. Đây là việc tiếp tục thực hiện duy trì quy trình kinh doanh hiện tại nhưng nhanh hơn và hiệu quả hơn.
Bản chất của Digitalization là hướng đến sự sáng tạo trong quy trình vận hành. Cùng nhìn về lĩnh vực dịch vụ khách hàng, số hóa quy trình giúp việc trích xuất hồ sơ khách hàng được thực hiện nhanh chóng thông qua máy tính.
Khi công nghệ phát triển, mọi người bắt đầu có những ý tưởng trong việc ứng dụng công nghệ nhằm mục đích phát triển các phương thức kinh doanh mới bên cạnh vấn đề giải quyết công việc một cách nhanh hơn. Đây chính là khởi nguồn cho quá trình Chuyển đổi số.
3. Chuyển đổi số (Digital Transformation)
Chuyển đổi số (Digital Transformation) là việc tổ chức thực hiện thay đổi theo mô hình kỹ thuật số. Đây là một quá trình thay đổi tổng thể và toàn diện từ lãnh đạo cao nhất đến mọi thành viên của tổ chức. Trong lộ trình triển khai chuyển đổi số, doanh nghiệp cần tập trung vào xây dựng năng lực số, xây dựng năng lực lãnh đạo số hóa.
Quá trình chuyển đổi số thành công sẽ giúp doanh nghiệp tận dụng được tiềm năng của các nền tảng công nghệ để khai thác hiệu quả các cơ hội kinh doanh trên thị trường, gia tăng khả năng cạnh tranh và đạt được sự phát triển bền vững.
>>> Xem thêm: Làm thế nào để doanh nghiệp đi nhanh hơn đối thủ trong chuyển đổi số?
Khái niệm chuyển đổi số đóng vai trò quan trọng đến vị thế và tương lai của các tổ chức. Để khai thác hiệu quả các lợi ích của chuyển đổi số, doanh nghiệp cần có một lộ trình triển khai số hóa rõ ràng và phù hợp với tổ chức. Nếu bạn đang có nhu cầu triển khai các giải pháp chuyển đổi số, hãy liên hệ với công ty tư vấn chuyển đổi số IZISolution để được các chuyên gia công nghệ tư vấn tận tình.
IZISolution