Mô hình nhà máy thông minh – Động lực phát triển vượt bậc cho ngành công nghiệp
Những thành tựu của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đã thúc đẩy sự phát triển của mô hình nhà máy thông minh. Nhờ áp dụng các nền tảng công nghệ số tiên tiến như công nghệ IoT, trí tuệ nhân tạo, tự động hóa,... nhà máy thông minh hứa hẹn là sẽ là giải pháp mang đến những bước tiến nhảy vọt cho ngành công nghiệp sản xuất, giúp doanh nghiệp phát triển bền vững trong cuộc đua số hóa.
Khái niệm mô hình nhà máy thông minh
Nhà máy thông minh là gì? Mô hình nhà máy thông minh dùng để chỉ môi trường mà trong đó các thiết bị, máy móc sản xuất hoạt động một cách tự động theo một quy trình được thiết lập. Trong mô hình này, con người và máy móc có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, con người đóng vai trò điều khiển, kiểm soát còn máy móc đóng vai trò thực thi sản xuất.
Hệ thống Smart Factory hoạt động nhờ ứng dụng các công nghệ hiện đại như trí tuệ nhân tạo AI, tự động hóa, nền tảng IoT, BI,... giúp doanh nghiệp vận hành tự động ở mọi khâu của quá trình sản xuất từ nhập nguyên vật liệu đầu vào, sản xuất, xuất kho.
Công nghệ sản xuất thông minh được ứng dụng trong mô hình Smart Factory đều là những phát minh nổi bật của cuộc cách mạng số hóa, chính vì vậy, giải pháp điều hành sản xuất được đánh giá là bước tiến vượt bậc đóng góp nhiều cho quá trình triển khai số hóa doanh nghiệp.
>> Xem thêm: 5 đặc trưng của giải pháp Nhà máy thông minh Smart Factory
Nhà máy thông minh bao gồm những thành phần nào?
Cấu trúc nhà máy thông minh hiện đại bao gồm những thành phần chính sau:
Tự động hóa số hóa thông tin
Những ứng dụng công nghệ thông minh tiên tiến giúp sản xuất trở nên hiệu quả hơn. Công nghệ cảm biến phát triển có thể mô phỏng hầu hết các trạng thái của đối tượng giúp kiểm soát toàn bộ quá trình vận hành một cách hiệu quả. Từ những thông tin đơn giản như số lượng, màu sắc, các thông số kỹ thuật,... đến cảm biến cao cấp có thể ghi lại những thông số nhiệt độ, độ ẩm, đánh giá chất lượng sản phẩm, hầu hết quy trình sản xuất được kiểm soát theo thời gian thực thông qua những mô tả bằng tín hiệu số.
Kết nối công nghệ IoT
Kết nối mạng IT cho phép các thiết bị sản xuất được kết nối và giao tiếp với nhau một cách liên tục. Công nghệ Internet vạn vật cho phép dữ liệu trong quy trình sản xuất được chia sẻ trong toàn bộ nhà máy. Các thông tin về lượng hàng hiện tại, các sự cố, yêu cầu của từng đơn đặt hàng được cập nhật liên tục. Qua mạng lưới giao tiếp trực tuyến người quản lý có thể quản lý từ xa việc hoạt động của các máy móc từ đó tối ưu hóa thời gian sản xuất, điều chỉnh công suất và chất lượng sản phẩm một cách chính xác trong quy trình sản xuất.
>> Xem thêm: Mọi điều về Industrial Internet of Things (IIoT)
Big Data
Thông qua việc truy cập vào tất cả các dữ liệu trong nhà máy, toàn bộ trạng thái của tiến trình sản xuất được cập nhật theo thời gian thực. Công nghệ quản lý dữ liệu cho phép con người có thể kiểm soát và can thiệp hoàn toàn cũng như tức thời với các máy móc, đối tượng cà các tiến trình trong hoạt động thực thi sản xuất. Ngoài ra, trung tâm quản lý dữ liệu là nguồn cung cấp thông tin để đưa ra những phân tích về xu hướng chất lượng, sự cố, thiết kế,...
>> Xem thêm: Top 9 ứng dụng thực tế nổi bật của dữ liệu lớn big data
Trí tuệ nhân tạo
Từ tập dữ liệu đã được thu thập, công nghệ AI sẽ phân tích và mô phỏng quy trình sản xuất tổng thể. Nền tảng trí tuệ nhân tạo cho phép máy tính đưa ra những cảnh báo, cập nhật những xu hướng và đặc biệt là đưa ra những điều chỉnh mang tính tự động để đáp ứng những yêu cầu sản xuất.
Mô hình nhà máy thông minh trong sản xuất mang đến lợi ích gì?
Triển khai thành công giải pháp nhà máy thông minh sẽ mang đến cho doanh nghiệp 4 lợi ích chính sau:
Tăng sản lượng
Nhờ ứng dụng các nền tảng công nghệ hiện đại, quá trình sản xuất trong nhà máy thông minh được thực hiện gần như tự động hóa hoàn toàn. Vì vậy, doanh nghiệp sẽ hạn chế được những nguy cơ khiến hoạt động sản xuất trì trệ như: thiếu lao động, nghỉ lễ, nghỉ ốm, nghỉ đột xuất hoặc các vấn đề về an toàn lao động,...
Bên cạnh đó, khi vận hành sản xuất trên nền tảng máy móc tự động, doanh nghiệp sẽ hạn chế tối đa khoảng thời gian “chết”. Khác so với con người, máy móc có thể được lập trình hoạt động 24/7 mà không cần phải nghỉ ngơi điều này giúp doanh nghiệp gia tăng sản lượng, tinh giản quá trình sản xuất và giúp giảm chi phí. Con người được giải phóng khỏi quy trình sản xuất “chân tay”, các nhân viên sẽ được thực hiện nhiều hơn các công việc phân tích dữ liệu, cải tiến hoạt động sản xuất hoặc nghiên cứu các giải pháp nâng cao trải nghiệm khách hàng.
Tăng khả năng đáp ứng nhu cầu khách hàng
Mô hình Smart Factory hoạt động dựa trên dữ liệu. Các dữ liệu về khách hàng, thị trường, dữ liệu nội bộ doanh nghiệp,... được khai thác một cách hiệu quả. Doanh nghiệp sẽ có những dự đoán về nhu cầu thị trường và từ đó điều chỉnh quy mô sản xuất một cách phù hợp.
Công ty cũng có thể đảm bảo tính linh hoạt trong sản xuất bằng cách cài đặt lại cấu hình thiết bị. Việc sản xuất tích hợp nhiều sản phẩm không còn là vấn đề nan giải đối với nhà máy thông minh. Thông qua thiết lập cài đặt một cách nhanh chóng, doanh nghiệp không những giảm thiểu được thời gian, chi phí mà còn tăng khả năng đáp ứng nhiều đơn hàng cùng lúc.
Kiểm soát chất lượng sản phẩm
Với các giải pháp công nghệ sản xuất thông minh, con người sẽ chủ động hơn trong việc quản lý chất lượng sản phẩm. Các cảm biến thông minh có thể theo dõi kết quả của các khâu sản xuất thông qua việc đo các chỉ số hoặc kiểm tra đánh giá thành phẩm hoặc bán thành phẩm.
Bảo trì dự đoán
Nhà máy sản xuất thông minh sẽ thông báo về tình trạng của các thiết bị. Điều này giúp người quản lý có kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng phù hợp trước khi những vấn đề về máy móc phát sinh gây ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất.
Làm thế nào để triển khai thành công mô hình Smart Factory
Nhà xưởng thông minh là xu thế phát triển của ngành công nghiệp sản xuất. Để triển khai dự án nhà máy thông minh cần rất nhiều sự nỗ lực của doanh nghiệp. Bên cạnh vấn đề vốn, cơ sở hạ tầng, máy móc thiết bị,... thì sự quyết tâm của ban lãnh đạo cũng như tinh thần tập thể toàn doanh nghiệp là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến thành công của dự án triển khai nhà máy thông minh.
Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam còn khá dè dặt trong việc thực hiện chuyển đổi mô hình sản xuất. Nhiều người suy nghĩ mô hình này chỉ dành cho các doanh nghiệp lớn. Tuy nhiên, các doanh nghiệp vừa và nhỏ vấn có thể đặt mục tiêu xây dựng hệ thống nhà máy thông minh để nâng cao hiệu quả sản xuất, gia tăng khả năng cạnh tranh. Có thể thấy, trọng tâm của việc triển khai giải pháp tự động hóa nhà máy sản xuất thành công không nằm ở quy mô doanh nghiệp mà là lựa chọn phương thức phù hợp.
Nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc tìm kiếm các giải pháp quản lý hoạt động sản xuất tổng thể thì IZISolution chắc chắn sẽ là người bạn đồng hành giúp bạn khắc phục những vướng mắc này một cách triệt để.
Là đơn vị triển khai mô hình nhà máy thông minh chuyên nghiệp cho các doanh nghiệp Việt Nam. Sứ mệnh của IZISolution chính là đem đến giải pháp công nghệ sản xuất thông minh, sáng tạo và đột phá nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp Việt quản lý nguồn lực hiệu quả, nâng cao hiệu suất vận hành, hỗ trợ ra quyết định nhanh chóng. Chúng tôi chắc chắn sẽ mang đến cho đối tác sự hài lòng, yên tâm và những thành công mới trên con đường chuyển dịch sản xuất.
>>> Xem thêm: Giải pháp nhà máy thông minh – Smart Factory tốt nhất
Doanh nghiệp của bạn đang làm gì và sẽ làm gì để ứng dụng Smart Factory hiệu quả? Hãy liên hệ với công ty tư vấn triển khai Smart Factory IZISolution để nhận tư vấn từ các chuyên gia nhiều kinh nghiệm trong triển khai mô hình nhà máy thông minh cho doanh nghiệp sản xuất.
IZISoution