MES và ERP: Những điều nhà quản trị cần biết
MES system và ERP system là các hệ thống quản lý được nhiều chủ doanh nghiệp biết đến, đã và đang được ứng dụng tại nhiều tổ chức nhưng không phải là doanh nghiệp nào cũng có những hiểu biết đầy đủ hay phân biệt được hai hệ thống này hoặc hiểu vì sao hệ thống ERP cần MES?
MES system và ERP system là gì?
Hệ thống điều hành sản xuất MES (MES - Manufacturing Execution System):
Hệ thống này có thể tích hợp với các hệ thống như hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) để cung cấp cho các công ty những cái nhìn tổng quan.
Mục tiêu của MES: nâng cao năng suất, giảm thời gian sản xuất mặt hàng của đơn đặt hàng, cắt giảm chi phí trong quá trình thực hiện sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm…
>> Xem thêm: Hệ thống MES là gì? Vì sao cần phải có hệ thống MES?
Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp ERP (ERP - Enterprise Resources Planning):
Phần mềm ERP giúp đơn giản và tự động hóa các nghiệp vụ kinh doanh và giảm thiểu tối đa các đầu việc thủ công, hạn chế tối đa sai sót tại các phòng ban của doanh nghiệp và cung cấp dễ dàng cái nhìn tổng thể cho các nhà quản lý về tình trạng của tổ chức. Với phần mềm quản trị ERP, các doanh nghiệp có thể cải thiện cả hiệu quả và năng suất của người dùng, từ đó cải thiện dịch vụ khách hàng.
Đảm bảo thông tin được xuyên suốt trong toàn bộ các phòng ban, từ kế toán tài chính đến quản lý kho, hàng tồn kho, bán hàng, mua hàng và báo cáo, ERP có thể quản lý mọi bộ phận, cung cấp quyền truy cập dữ liệu theo thời gian thực và khả năng hiển thị cho người dùng.
Chức năng chính của hệ thống ERP là tích hợp tất cả thông tin, dữ liệu của các phòng ban vào cùng một hệ thống máy tính duy nhất để theo dõi, đáp ứng đầy đủ các nhu cầu của doanh nghiệp, khá linh hoạt để sử dụng. Bạn có thể hình dùng ERP giống như một hệ thống phần mềm khổng lồ, giải quyết được các vấn đề về nhân sự, tài chính, sản xuất, chuỗi cung ứng, kho, mua hàng, bán hàng và nhiều thứ khác.
Tìm hiểu kỹ hơn tại: Phần mềm ERP và những điều cần biết
Năng lực cốt lõi của MES system và ERP system
Hệ thống ERP: Triển khai ERP giúp gia tăng lợi thế cạnh tranh với các đối thủ, cải thiện hiệu quả các quy trình nghiệp vụ, gia tăng sự phối hợp giữa các phòng ban, tiết kiệm chi phí, truy xuất dữ liệu theo thời gian thực, báo cáo, hỗ trợ ra quyết định, tùy chỉnh linh hoạt để thích ứng với sự luôn thay đổi của doanh nghiệp và hỗ trợ đầy đủ nghiệp vụ. quản trị doanh nghiệp hiệu quả, nâng cao trình độ nhân sự, giảm thiểu chi phí, gia tăng lợi nhuận
Hệ thống MES: Thúc đẩy quá trình kiểm tra sản phẩm như truy xuất nguồn gốc sản phẩm và lên lịch sản xuất hợp lý, kết nối các hoạt động sản xuất với văn phòng hỗ trợ, cho phép quản lý chất lượng ở tất cả các cấp, dự báo và tối ưu hóa hoạt động và sử dụng tài nguyên.
Tại sao doanh nghiệp cần hệ thống MES, nếu bạn đã sử dụng ERP?
MES là một yếu tố quan trọng trong quản lý sản xuất của hệ thống ERP
Ứng dụng quản lý sản xuất trong ERP không thực hiện các công việc chi tiết đến từng dây truyền sản xuất. Bên cạnh đó, hệ thống phần mềm ERP cũng không có chức năng liên quan đến quản lý sản xuất trong ERP được kết nối trực tiếp đến hệ thống máy móc thiết bị. Chức năng quản lý sản xuất trong hệ thống phần mềm ERP thực hiện các công việc thống kê sản xuất khi đã hoàn thành các công đoạn sản xuất trong quá trình sản xuất thực tế.
Hệ thống quản lý doanh nghiệp ERP được thiết kế để vận hành một doanh nghiệp thông qua kế hoạch và kiểm soát tài chính. Hệ thống MES và hệ thống ERP có các cách hiểu khác nhau về thời gian thực – một trong những điển hình của ERP là quản lý, lập kế hoạch chiến lược doanh nghiệp và thực hiện đúng quy trình. Hệ thống MES phải kết nối với máy móc thiết bị và thực hiện điều hành tất cả các vấn đề của sản xuất, để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, cơ quan quản lý, nhà cung cấp,..
Tất cả những thay đổi trong kế hoạch mua hoặc bán hàng trên hệ thống ERP sẽ tạo ra thay đổi lớn cho kế hoạch sản xuất tổng thể. Do đó hệ thống MES phải được thiết kế và thực hiện cụ thể để đáp ứng tốc độ thay đổi cho các hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.
Ngoài ra, việc tích hợp hai hệ thống ERP và MES cho phép doanh nghiệp của bạn tận dụng năng lực cốt lõi của công nghệ. Các hoạt động như lên lịch cho máy móc và đảm bảo truy xuất nguồn gốc thông qua quản lý hàng loạt, tất cả đều được xử lý bởi phần mềm MES. MES cho phép các nhà sản xuất kết nối các hoạt động sản xuất với toàn bộ công ty. MES cung cấp cho ERP thông tin kịp thời, chẳng hạn như sử dụng thông tin về mức độ sản xuất, nguyên vật liệu,... Tích hợp MES vào ERP sẽ tăng khả năng chính xác của dự báo giúp các công ty giảm hàng tồn kho bằng cách tránh sản xuất thừa.
Do vậy, có thể nhận định r đây là mối quan hệ cộng sinh cơ bản để đạt được hiệu quả trong quá trình quản lý cũng như điều hành hoạt động sản xuất.
Sự khác nhau giữa phần mềm MES và phần mềm ERP
Các nhà quản lý cần hiểu yêu cầu kinh doanh của mình và sau đó chọn một phần mềm chính thức có thể tự động hóa các quy trình kinh doanh chính. Phần mềm ERP có thể sử dụng bởi mọi tổ chức, ở mọi quy mô lớn, nhỏ. Nó quản lý toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp, và sản xuất chỉ là một ứng dụng trong đó. Mặt khác, MES system chủ yếu tập trung vào các chức năng sản xuất / cửa hàng.
Với kinh nghiệm triển khai thành công nhiều dự án ERP cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, công ty tư vấn triển khai MES IZISolution luôn sẵn sàng giúp đỡ, tư vấn và gỡ rối cho mọi khúc mắc của doanh nghiệp -> Liên hệ hotline 096 4578 234 để nhận tư vấn từ các chuyên gia giàu kinh nghiệm.
ERPViet