Đạt được các mục tiêu kinh doanh chiến lược nhờ triển khai phần mềm MES
Trong lĩnh vực sản xuất 4.0, việc vận hành của nhà máy nhờ phần mềm MES đã và đang tạo nên một con đường rộng mở cho tương lai phát triển của tổ chức sản xuất. Phần mềm quản trị sản xuất mang đến nhiều lợi ích và cơ hội giúp doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi số mô hình sản xuất nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Cách phần mềm MES mang lại hiệu quả trong hoạt động sản xuất
Nhờ ưu thế về công nghệ, phần mềm MES đã mang đến một bước tiến mới giúp doanh nghiệp đạt được hiệu quả sản xuất thông qua các khía cạnh:
- Nâng cao khả năng giám sát: Hệ thống thực thi Sản xuất (MES) giám sát và đồng bộ hóa hoạt động sản xuất của các nhà máy, cung cấp liên tục các thông tin về hoạt động sản xuất cho doanh nghiệp để có kế hoạch tối ưu hiệu quả hoạt động.
- Tự động lên kế hoạch đặt hàng: Hệ thống MES theo dõi chi tiết thông tin về sản phẩm và đơn đặt hàng của nhà máy. Phần mềm sẽ chuyển thông tin đến bộ phận tài chính, kế hoạch, đồng thời gửi đơn đặt hàng và hướng dẫn sản xuất một cách tự động cho nhân viên vị trí mua nguyên vật liệu.
- Nâng cao chất lượng: Hệ thống quản lý sản xuất MES giúp loại bỏ lỗi của con người bằng cách cung cấp công cụ cho phép kiểm tra dữ liệu chính xác theo thời gian thực. MES giúp giám sát năng suất, tự động kiểm soát các thông số kỹ thuật, quy trình sản xuất cũng như truy xuất nguồn gốc lô hàng, thiết bị hoặc đơn vị sản xuất. Điều này giúp sản phẩm được cải thiện về chất lượng cũng như gia tăng năng suất.
- Sản xuất không cần giấy tờ với hệ thống MES giúp giảm thiểu phế liệu, loại bỏ các thủ tục giấy tờ phức tạp và tiết kiệm thời gian.
- Hệ thống quản lý sản xuất mang đến sự linh hoạt trong việc xây dựng các quy trình vận hành, thay đổi các quy trình phức tạp và đáp ứng thực hiện lệnh sản xuất một cách nhanh chóng.
- Hệ thống MES quản lý sản xuất giúp cập nhật liên tục các dữ liệu của nhà máy, từ đó, phát hiện những lỗi phát sinh và khắc phục chúng một cách kịp thời để.
>>> Xem thêm: Hệ thống MES trong sản xuất có thật sự cần thiết đối với doanh nghiệp?
Triển khai phần mềm MES thành công: Những điều doanh nghiệp cần lưu ý
Khả năng mở rộng
Khả năng mở rộng của phần mềm quản lý sản xuất là vấn đề tổ chức cần quan tâm hàng đầu trong việc ứng dụng hệ thống này. Khi doanh nghiệp mở rộng về quy mô, nhu cầu về quản trị trong hoạt động sản xuất trở lên lớn hơn. Điều này buộc các tổ chức cần phải mở rộng phạm vi tác động của phần mềm quản lý để giám sát kịp thời các khâu trong quy trình sản xuất.
Xây dựng một hệ thống quản lý sản xuất mới không phải là lựa chọn tối ưu. Thay vào đó, việc phát triển các chức năng quản lý mới dựa trên nền tảng cũ được xem như giải pháp thiết thực, giúp doanh nghiệp đảm bảo khả năng vận hành liên tục cũng như tiết kiệm chi phí đầu tư.
Chức năng này được thể hiện ở chỗ khi khối lượng và phạm vi công việc được mở rộng, MES vẫn có khả năng thích ứng và thực hiện tốt. Hệ thống điều hành sản xuất cho phép nhà máy có thể xử lý các thay đổi về mức độ tự động hóa, độ phức tạp, thay đổi quy trình và tăng trưởng khối lượng sản xuất mà không ảnh hưởng tới bất kỳ chu trình hoạt động của phần mềm. Do đó, doanh nghiệp cần trao đổi rõ ràng về khả năng mở rộng khi doanh nghiệp quyết định triển khai hệ thống điều hành sản xuất.
Giao diện thông minh
Các nền tảng phần mềm nói chung và hệ thống MES nói riêng đã được phát triển giúp chúng trở nên linh hoạt và thông minh hơn. Điều này nhằm mang đến sự thuận tiện trong việc sử dụng cũng như đáp ứng nhu cầu quản lý công việc từ xa.
Triển khai phần mềm MES tích hợp trên các thiết bị di động đang là giải pháp quản lý nhà máy được nhiều tổ chức ứng dụng. Với các thiết bị nhỏ gọn, có thể mang theo bên mình, nhà quản lý có thể kiểm soát các công việc của nhà máy từ xa. Nhờ vậy, doanh nghiệp có thể chủ động triển khai các kế hoạch công việc một cách kịp thời trước những biến động của thị trường.
Bảo mật
Bởi dữ liệu là tài nguyên quan trọng của doanh nghiệp. Do đó, khi triển khai phần mềm MES, doanh nghiệp cần chú trọng tới khả năng bảo mật hệ thống mà phần mềm đem lại.
Cần xây dựng hệ thống quản lý sản xuất có khả năng giám sát toàn bộ quy trình sản xuất. Các chức năng bảo mật dữ liệu cũng cần được thiết lập để phân quyền truy cập, theo dõi lịch sử truy cập hệ thống hay chỉnh sửa các thông số. Điều này giúp nhà quản lý dễ dàng kiểm soát dữ liệu trong nhà máy cũng như hạn chế nhũng sai sót trong quá trình vận hành.
>>> Xem thêm: Smart Factory - Các thành phần cơ bản
Dịch vụ từ đơn vị triển khai MES
Chính sách hỗ trợ và các cam kết về hiệu quả triển khai là những tiêu chí doanh nghiệp cần cân nhắc khi lựa chọn nhà cung cấp phần mềm. Một đơn vị triển khai phần mềm quản lý sản xuất MES tốt cần phải có những chính sách sau đây:
- Chính sách tư vấn: Nhà cung cấp phần mềm chuyên nghiệp, có kinh nghiệm sẽ phân tích các yêu cầu từ phía doanh nghiệp để từ đó tìm ra giải pháp phù hợp nhất cho tổ chức. Họ sẽ giúp bạn xây dựng nhiều phương án triển khai và phân tích chúng để có thể đi đến quyết định tốt nhất.
- Triển khai phần mềm MES: Trong quá trình triển khai phần mềm có thể xuất hiện nhiều lỗi kỹ thuật hoặc hệ thống hoạt động không đúng như yêu cầu, không hiểu cách dùng các chức năng,... Do đó, phía đối tác triển khai cần phải cung cấp các dịch vụ hỗ trợ khách hàng nhanh chóng.
- Chính sách đào tạo phần mềm: Đơn vị cung cấp phần mềm cần có kế hoạch đào tạo cho nhân sự của doanh nghiệp các kiến thức sử dụng hệ thống MES từ cơ bản đến nâng cao. Điều này giúp doanh nghiệp có thể nắm chắc các tính năng và khai thác hệ thống một cách hiệu quả nhất.
- Chính sách bảo hành: Sau khi dự án kết thúc đôi khi có những sự cố kỹ thuật phát sinh, khi đó nhà cung cấp phải có trách nhiệm khắc phục những sự cố có đảm bảo hệ thống vận hành trơn tru.
Chi phí triển khai phần mềm quản lý sản xuất
Một vấn đề không thể bỏ qua khi triển khai một hệ thống phần mềm công nghệ đó chính là chi phí. Đối với hệ thống MES, chi phí ước tính doanh nghiệp có thể phải đầu tư dựa trên các yếu tố sau:
- Chi phí cơ sở hạ tầng: Để các nền tảng phần mềm được có thể giao tiếp một cách liền mạch với nhau, doanh nghiệp cần tạo ra một cấu trúc có tính liên kết bền vững.
- Chi phí kết nối dữ liệu: Hệ thống MES điều hành hoạt động sản xuất dựa trên khả năng kết nối dữ liệu. Do đó, doanh nghiệp cần đầu tư nguồn lực vào việc kết nối hệ thống và đảm bảo thông tin được lưu thông liền mạch.
- Duy trì hệ thống: Trong quá trình sử dụng hệ thống có thể có thêm nhiều yêu cầu mới hoặc phát sinh những sai sót. Chính vì vậy, cần phải điều chỉnh phần mềm để đáp ứng được những nhu cầu phát sinh này. Đây chính là khoản chi phí thường trực trong quá trình triển khai MES.
Hệ thống MES - Nền tảng làm thay đổi bộ mặt sản xuất của doanh nghiệp
MES đã và đang phát triển mang đến giải pháp quản lý sản xuất thông minh và toàn diện nhất hiện nay. Phần mềm quản lý sản xuất là một phần không thể tác rời ngành công nghiệp sản xuất. Với sự tích hợp của các nền tảng công nghệ hiện đại đặc biệt là công nghệ Internet Of Things (IoT) đã tạo nên khái niệm MES 4.0.
Phần mềm quản lý sản xuất MES tái thiết lại cách thức vận hành, quản lý, giám sát của nhà máy dựa trên cơ sở xây dựng các trụ cột: Sản xuất, Chất lượng, Bảo Trì, Tồn kho để tạo nên một quy trình thực thi sản xuất thông minh.
IZISolution là đơn vị dẫn đầu trong tư vấn chuyển đổi số tại Việt Nam trong đó bao gồm tư vấn và triển khai hệ thống điều hành và quản lý sản xuất MES. Với các chuyên gia giàu kinh nghiệm và đội ngũ triển khai nhiệt huyết, IZISolution sẽ giúp các doanh nghiệp triển khai MES thành công.
Liên hệ Công ty tư vấn triển khai phần mềm quản lý sản xuất uy tín:
- Hotline: 0964.578.234
- Website: https://izisolution.vn/
- Fanpage: https://www.facebook.com/izisolution/