Chuyển đổi số trong doanh nghiệp Việt Nam - Chuyển đổi hay tụt hậu
Những năm trở lại đây, sự phát triển chóng mặt của công nghệ số cùng với sức ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 và khủng hoảng kinh tế, khiến doanh nghiệp Việt nhận thức sâu sắc về sự cần thiết của chuyển đổi số. Nó không chỉ giúp doanh nghiệp chuyển đổi mô hình kinh doanh linh hoạt mà còn tiết kiệm cả chi phí lẫn nguồn lực.
Những con số đáng chú ý về chuyển đổi số trong doanh nghiệp
Tại Việt Nam, Chính phủ đã xây dựng "Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030" để phát triển kinh tế số và nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Kế hoạch đến năm 2025, kinh tế số sẽ chiếm 20% GDP, và tỷ trọng kinh tế số trong từng lĩnh vực, từng ngành đạt tối thiểu 10%.
Trước đó, chuyển đổi số trong doanh nghiệp đã được Đảng và Nhà nước quan tâm, đặc biệt là Thủ tướng Chính phủ xác định là giải pháp quan trọng, là xu hướng tất yếu để các doanh nghiệp nâng cao năng lực, lợi thế cạnh tranh, tồn tại, tăng tốc và phát triển.
Riêng đối với ngành sản xuất “Nếu ngành này tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương tiến hành chuyển đổi số, GDP của khu vực này sẽ tăng thêm 1,0% hàng năm” - Theo số liệu mới đây của Microsoft. Do đó, GDP của khu vực sẽ tăng thêm 387 tỷ USD vào năm 2021 nhờ vào sự chuyển đổi số của ngành sản xuất.
Còn theo khảo sát của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vào năm 2020, các doanh nghiệp Việt Nam đã bắt đầu nhận thức về công nghệ số và ứng dụng công nghệ số trong các khâu như quản trị nội bộ, sản xuất, mua hàng, logistics, marketing, thanh toán...
Nhận thức của các doanh nghiệp trên thế giới về chuyển đổi số
Các công ty lớn và giàu có mới có thể tiếp cận được với chuyển đổi số đã không còn đúng như trước đây. Ngày nay, những doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) cũng như các startup đã có thể tiếp cận với các giải pháp và công nghệ số để phục vụ cho hoạt động kinh doanh.
Theo một khảo sát của Cisco & IDC vào năm 2020 tại 14 quốc gia trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương, số lượng các doanh nghiệp SMEs cho rằng:
-
Số ý kiến cho rằng Chuyển đổi số không quan trọng đối với hoạt động của họ đã giảm từ 22% vào năm 2019 xuống còn 3%.
-
62% doanh nghiệp kỳ vọng rằng việc chuyển đổi số sẽ giúp cải thiện sản phẩm và dịch vụ của họ, cũng như tạo ra các sản phẩm và dịch vụ mới hiệu quả hơn.
-
56% doanh nghiệp nhận thấy rằng chuyển đổi số giúp họ cạnh tranh và tồn tại trong thị trường kinh doanh ngày nay.
Cũng trong cùng khảo sát của Cisco & IDC cho biết có có 4 giai đoạn chính trong tiến trình chuyển đối số của các doanh nghiệp: “Xuất phát” – “Quan sát” -“Thách thức” – “Trưởng thành”:
-
31% doanh nghiệp đang ở giai đoạn đầu của chuyển đổi số, giảm 8% so với năm 2019
-
53% các doanh nghiệp đang trong giai đoạn tiếp theo (“Observer” - “Quan sát”), tăng 3% so với năm 2019
-
13% doanh nghiệp trong giai đoạn “Thách thức” (Challenger)
-
3% các doanh nghiệp đã “Trưởng thành” (“Native”), tăng lần lượt 4% và 1% so với năm trước đó.
Báo cáo của Fujitsu về "Chuyển đổi số toàn cầu năm 2019" tiến hành khảo sát trên 900 nhà lãnh đạo doanh nghiệp cho biết khoảng 40% trong số đó đã thực hiện và đạt được kết quả tích cực từ các dự án chuyển đổi số. Khoảng 40% các dự án khác vẫn đang được triển khai, trong khi chỉ có một số ít, dưới 30% các doanh nghiệp chưa thực hiện bất kỳ dự án chuyển đổi số nào. Những lĩnh vực như tài chính, vận tải, sản xuất, y tế và bán buôn/bán lẻ có tỷ lệ thực hiện dự án chuyển đổi số cao nhất. Đặc biệt, hơn 40% các doanh nghiệp trong lĩnh vực ngân hàng và vận tải đã thành công trong việc triển khai các dự án chuyển đổi số và đạt được kết quả rõ rệt.
Sự tác động của chuyển đổi số đến GDP của các quốc gia là rất đáng kể. Điều này được chứng minh bằng tốc độ tăng trưởng GDP ở các quốc gia và khu vực khác nhau. Theo nghiên cứu của Microsoft tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương, tác động của chuyển đổi số tới GDP là khoảng 6%, tăng từ 25% vào năm 2019 lên tới 60% vào năm 2021. Nghiên cứu của McKinsey cũng chỉ ra rằng vào năm 2025, tác động của chuyển đổi số tới GDP của Mỹ ước tính khoảng 25%, còn Brazil là 35% và Châu Âu là khoảng 36%.
Thực trạng cấp thiết của chuyển đổi số trong doanh nghiệp Việt Nam
Hiện tại, trên toàn quốc có khoảng 870 nghìn doanh nghiệp đang hoạt động, trong đó hơn 97% là doanh nghiệp quy mô nhỏ và vừa. Thực tế cho thấy, chuyển đổi số trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp đã diễn ra mạnh mẽ trong những năm gần đây, trở thành một nhu cầu tự nhiên của rất nhiều doanh nghiệp để đáp ứng thay đổi trong hành vi tiêu dùng của khách hàng cũng như nhu cầu quản lý.
Nhiều doanh nghiệp đã áp dụng các giải pháp phần mềm để quản lý bán hàng, tiếp thị trực tuyến, quản lý kênh phân phối, quản trị kinh doanh hoặc tạo ra các sản phẩm, dịch vụ mới.
Những năm gần đây, đại dịch COVID-19 bùng phát, ảnh hưởng của các cuộc xung đột cũng như chiến tranh thương mại đã gây ra tác động nặng nề đến các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp Việt Nam, với sức cạnh tranh còn thấp, cũng gặp phải nhiều khó khăn hơn bao giờ hết.
Chính vì thế, nhu cầu chuyển đổi số đã trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết để các doanh nghiệp muốn thay đổi mô hình, chuyển dần các hoạt động kinh doanh lên các nền tảng số, tìm kiếm thêm thị trường, cắt giảm chi phí và nâng cao hiệu quả hoạt động, khả năng cạnh tranh và thích ứng với bối cảnh mới.
Việc chuyển đổi số trong doanh nghiệp là một cuộc hành trình dài và đầy những thử thách. Để thành công trong việc triển khai chuyển đổi số, nhà quản lý không thể không cập nhật thêm kiến thức. Do đó, trước khi áp dụng chuyển đổi số cho doanh nghiệp, các nhà lãnh đạo cần phải được trang bị đầy đủ kiến thức cần thiết.
Nhằm mục đích chia sẻ kiến thức chuyển đổi số cho nhà lãnh đạo 4.0, IZISolution tổ chức chương trình đào tạo “TẦM NHÌN, NĂNG LỰC & LỘ TRÌNH CHUYỂN ĐỔI SỐ THÀNH CÔNG” miễn phí hỗ trợ doanh nghiệp. Thông qua chương trình, bạn tham gia sẽ nhận được nhiều giá trị như:
-
Khắc họa rõ nét về giá trị của chuyển đổi số thành công có thể mang lại cho doanh nghiệp
-
Cách xây dựng, nâng cao trải nghiệm khách hàng trong kỷ nguyên số
-
Đổi mới khâu vận hành, tái cơ cấu tổ chức, mô hình kinh doanh và khai phá tiềm năng doanh nghiệp
-
Xây dựng năng lực lãnh đạo số hóa cho nhà quản trị: Tầm nhìn, dẫn dắt, quản trị hoạt động số hóa
-
Xây dựng và thực thi số hóa theo quy mô và đặc thù doanh nghiệp: Xác định thử thách, đầu tư có chọn lọc, huy động nguồn lực, lộ trình chuyển đổi, ứng dụng công nghệ.
Để đảm bảo chất lượng buổi đào tạo, do đó Chương trình chỉ mở cho số lượng tham dự nhất định. Đăng ký tham dự ngay để không bỏ lỡ cơ hội nhận tư vấn từ chuyên gia.
Chương trình với sự tham gia của nhiều chuyên gia và khách mời am hiểu chuyên sâu về chuyển đổi số doanh nghiệp. Hy vọng thông qua những chia sẻ trong khuôn khổ sự kiện “TẦM NHÌN, NĂNG LỰC & LỘ TRÌNH CHUYỂN ĐỔI SỐ THÀNH CÔNG” sẽ có thể mang lại những thông tin hữu ích trong bài toán chuyển đổi số doanh nghiệp.
Để tham gia bạn truy cập Link đăng ký để nhận vé mời miễn phí: https://izisolution.vn/dao-tao-chuyen-doi-so/