Chuyển đổi số tác động đến quản trị chuỗi cung ứng như thế nào?
Những thách thức về chuỗi cung ứng toàn cầu đặc biệt đáng lo ngại đối với lĩnh vực sản xuất. Hơn bao giờ hết, công nghệ chuyển đổi số được các tổ chức đẩy nhanh ứng dụng nhằm mục tiêu cắt giảm chi phí, tối ưu hóa hoạt động, giảm thiểu rủi ro và đáp ứng kỳ vọng của khách hàng. Trong thời kỳ hậu Covid, chuyển đổi số sẽ tác động đến các hoạt động của chuỗi cung ứng và phát triển các xu hướng mới trong lĩnh vực này.
7 Xu hướng chuyển đổi số trong quản lý chuỗi cung ứng
1. Tự động hóa đang được tăng tốc trong doanh nghiệp
Đại dịch Covid - 19 đã làm thay đổi cách thức quản lý chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp sản xuất. Các tổ chức đã ứng dụng các nền tảng công nghệ chuyển đổi số nhằm mục đích khôi phục lại sự gián đoạn của hoạt động vận tải, logistics.
Trên thực tế, một báo cáo được công bố vào tháng 3 năm 2020 cho thấy chỉ 12% doanh nghiệp đang tích cực sử dụng các công nghệ tự động hóa như trí tuệ nhân tạo (AI), Internet vạn vậy (IoT),... Tuy nhiên, điều này đã được thay đổi ngay sau đó. Trong hai năm qua, doanh nghiệp đã sử dụng những công cụ này với tốc độ ngày càng tăng. Giờ đây, 73% tin rằng tự động hóa sẽ là nhiệm vụ quan trọng đối với các hoạt động của họ trong tương lai.
Điều này không có gì ngạc nhiên khi những công nghệ tự động hóa này có thể cung cấp tầm nhìn sâu hơn vào mọi khía cạnh của chuỗi cung ứng. Điều này cho phép các giám đốc điều hành đưa ra các quyết định kinh doanh nhanh hơn và chính xác hơn.
Trong những năm tới đây, chúng ta có thể nghĩ đến việc tự động hóa hoàn toàn chuỗi cung ứng bằng việc sử dụng hệ thống quản lý chuỗi cung ứng. Giải pháp này giúp doanh nghiệp truy cập nhanh chóng vào hệ thống dữ liệu tức thì để thực hiện các phân tích dự đoán và mô tả chính xác cho quá trình vận hành chuỗi cung ứng.
>>> Xem thêm: Đơn vị cung cấp dịch vụ chuyển đổi số tại Hà Nội
2. Nâng cao chất lượng nhân sự trong chuỗi cung ứng
Đối phó với sự gián đoạn chuỗi cung ứng không chỉ đòi hỏi về phương diện phần mềm mà còn đòi hỏi một đội ngũ nhân viên được đào tạo và quản lý tốt, nhanh nhạy với sự thay đổi.
Khi tình trạng thiếu lao động tiếp tục gia tăng, việc thực hiện các cải tiến về quy trình quản lý để giữ chân nhân tài trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Ngoài việc đầu tư vào đào tạo tuyển dụng mới, thì cải thiện chế độ phúc lợi và tạo nên một môi trường làm việc chuyên nghiệp được nhiều tổ chức ưu tiên phát triển.
Nhiều công ty đang sử dụng chức năng quản trị nhân lực trong phần mềm ERP để có thể đơn giản hóa quy trình quản lý, phát triển và đào tạo nhân sự toàn diện. Phần mềm quản lý nhân sự cũng bao gồm các chức năng cốt lõi giúp cải thiện trải nghiệm tổng thể của nhân viên gia tăng tỷ lệ giữ chân nhân sự.
>>>Xem thêm: Chuyển đổi số quản lý nhân sự: 5 Giá trị mang đến sự phát triển đột phá
3. Khả năng hiển thị dữ liệu được chú ý nhiều hơn
Các doanh nghiệp đã và đang đầu tư vào các giải pháp công nghệ để nâng cao khả năng hiển thị và minh bạch dữ liệu của chuỗi cung ứng. Điều này nhằm mục đích nâng cao trải nghiệm khách hàng, mang đến sự yên tâm vì dữ liệu về sản phẩm luôn được hiển thị trực quan trong quá trình vận chuyển.
Vào năm 2022, khả năng hiển thị dữ liệu sẽ trở thành yếu tố bắt buộc khi xu hướng kinh doanh trên nền tảng online ngày càng gia tăng. Các nhà sản xuất sử dụng phần mềm ERP, hệ thống quản lý chuỗi cung ứng hiện đại để giải bài toán xoay quanh sự ổn định, hiệu quả, chính xác của hoạt động cung ứng.
Với việc tăng khả năng hiển thị dữ liệu, các doanh nghiệp sẽ giám sát tốt hơn hiệu quả của chuỗi cung ứng cũng như tìm cách khắc phục sự gián đoạn và chậm trễ tốn kém.
4. Phát triển các chiến lược thương mại điện tử
Khi nhắc đến thuật ngữ “Thương mại điện tử”, có thể bạn sẽ nghĩ ngay đến hoạt động bán lẻ. Tuy nhiên, một báo cáo gần đây của Cơ quan điều tra dân số Hoa Kỳ cho thấy, sản xuất thực sự chiếm vị trí hàng đầu trong lĩnh vực này.
Phần lớn, các nhà sản xuất đang áp dụng Thương mại điện tử vì nó giúp họ thực hiện việc mua và bán sản phẩm cho các doanh nghiệp khác dễ dàng hơn.
Khi nền kinh tế mở cửa đang được thúc đẩy phát triển trên toàn thế giới, các doanh nghiệp sẽ gia tăng sử dụng nền tảng thương mại điện tử cho kế hoạch phân phối sản phẩm của mình.
>>> Xem thêm: Chuyển đổi kỹ thuật số chuỗi cung ứng: 5 Lợi ích thúc đẩy sự tăng trưởng
5. Nguồn cung ứng hàng hóa đa dạng hơn
Trước đại dịch, việc một doanh nghiệp phụ thuộc vào một nhà cung cấp là điều không hề bất ngờ. Thế nhưng, việc tiếp cận này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến việc phân phối sản phẩm và đại dịch Covid đã cho họ thấy điều đó. Khi chuỗi cung ứng bị đứt gãy, hàng hoạt doanh nghiệp phải dừng hoạt động vì họ không có sự lựa chọn thay thế nhà cung cấp.
Chính vì vậy, doanh nghiệp đã hiểu được rằng việc mở rộng mạng lưới các nhà cung cấp là sự lựa chọn thông minh. Điều này không chỉ giúp đa dạng nguồn cung nguyên vật liệu, bù đắp rủi ro mà còn giúp các công ty đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách nhanh chóng.
6. Cải tiến liên tục
Duy trì sự nhanh nhẹn và linh hoạt sẽ là mục tiêu trọng tâm của các doanh nghiệp sản xuất toàn cầu vào năm 2022. Để gia tăng khả năng cạnh tranh, tổ chức cần phải phản ứng nhanh với các biến động cũng như sự thay đổi trong nhu cầu của khách hàng.
Khi đối mặt với những áp lực như vậy, việc xây dựng văn hóa cải tiến liên tục trong doanh nghiệp là điều cần thiết. Đây là lý do các doanh nghiệp hiện nay luôn khuyến khích những ý tưởng mới, thúc đẩy khả năng làm việc nhóm, đồng thời hướng mục tiêu của nhân viên với mục tiêu chuyển đổi số của doanh nghiệp.
7. Đơn giản hóa sản phẩm
Để tránh tắc nghẽn và đảm bảo sản xuất kịp thời, các doanh nghiệp sản xuất cần phải có nhiều biện pháp để truy cập nhanh chóng vào các khâu của quá trình gia công sản phẩm.
Nhiều sản phẩm có hàng trăm hoặc hàng nghìn chi tiết khác nhau và chúng cần phải được sản xuất theo những dây chuyền riêng biệt. Trong những trường hợp này, sự thiếu hụt nguồn cung đặc biệt nghiêm trọng.
Các công ty ngày này đã và đang tìm cách giảm thiểu số lượng nguyên liệu thô mà họ cần trong quá trình sản xuất. Cách tiếp cận này, cùng với việc đa dạng hóa nhà cung cấp, đang giúp họ khắc phục hiệu quả những rủi ro trong hoạt động sản xuất.
Các xu hướng chuyển đổi số doanh nghiệp sẽ mang đến một chuỗi cung ứng linh hoạt
Sau những tác động tiêu cực của đại dịch Covid - 19, các doanh nghiệp sản xuất đã đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số để giúp chuỗi cung ứng của họ trở nên thông minh và linh hoạt hơn.
Là công ty tư vấn và triển khai chuyển đổi số cho nhiều khách hàng doanh nghiệp tại Việt Nam, IZISolution sẽ đồng hành cùng các doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi công nghệ số thành công trong các lĩnh vực.
Liên hệ Công ty tư vấn triển khai chuyển đổi số tại Hà Nội uy tín:
- Hotline: 0964.578.234
- Website: https://izisolution.vn/
- Fanpage: https://www.facebook.com/izisolution/