Chuyển đổi số nghĩa là gì? Chiến lược chuyển đổi số hiệu quả
Chuyển đổi số là một thuật ngữ ngày càng được nhắc đến nhiều trong thời kỳ công nghệ 4.0. Các doanh nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực như tài chính, kinh doanh, dịch vụ đến các Tổ chức Hành chính sự nghiệp đã và đang bắt đầu triển khai chuyển đổi số. Tuy nhiên, không phải tổ chức nào cũng hiểu được bản chất chuyển đổi số nghĩa là gì, chuyển đổi số mang lại giá trị gì và cách để đạt được thành công trong thực hiện số hóa doanh nghiệp. Chúng ta hãy cùng làm rõ từng vấn đề này trong bài viết dưới đây.
Định nghĩa chuyển đổi số nghĩa là gì
Môi trường kinh doanh ngày càng có những biến động khó lường. Nếu muốn bảo vệ lợi thế cạnh tranh cũng như hướng đến sự phát triển bền vững, doanh nghiệp chỉ có một con đường duy nhất đó là bắt tay vào triển khai Digital Transformation.
Có nhiều góc nhìn khác nhau về chuyển đổi số doanh nghiệp:
Theo Garner, Chuyển đổi số là việc ứng dụng công nghệ để thay đổi mô hình kinh doanh, tạo ra những cơ hội và giá trị mới, giúp doanh nghiệp đạt doanh số tốt hơn và gia tăng tốc độ tăng trưởng.
Theo Microsoft, Chuyển đổi số là việc tái cấu trúc tư duy về việc phối hợp giữa dữ liệu, quy trình và con người nhằm tạo ra nhiều giá trị mới.
Từ các nhận định của nhiều chuyên gia, có thể thấy được chuyển đổi số là gì và quan trọng như thế nào trong thời đại ngày nay. Tóm lại, chuyển đổi số (Digital Transformation) chính là quá trình tổ chức chuyển đổi từ mô hình hoạt động kiểu truyền thống sang mô hình hoạt động hiện đại bằng việc ứng dụng các giải pháp công nghệ tiên tiến như AI, BigData, Điện toán đám mây, IoT,... vào tất cả các hoạt động của tổ chức.
>>> Xem thêm: Những lầm tưởng về chuyển đổi số
Phân biệt số hóa và chuyển đổi số
Nhiều người chưa hiểu bản chất có thể nhầm lẫn giữa khái niệm “số hóa” và “chuyển đổi số”. Thực chất “số hóa” chỉ là một phần của chuyển đổi số. Ta có thể hiểu đơn giản, “số hóa” là việc doanh nghiệp chuyển đổi các tài liệu dạng vật lý (giấy) sang định dạng số, còn “chuyển đổi số” là ứng dụng các nền tảng công nghệ hiện đại như AI, Điện toán đám mây, Big Data,... để phân tích các dữ liệu đã được số hóa, biến đổi chúng để tạo ra một giá trị khác, làm thay đổi toàn bộ mô hình hoạt động của tổ chức. Chuyển đổi số như thế nào? Có 3 chiến lược chuyển đổi số mà các doanh nghiệp chuyển đổi số thành công áp dụng.
>>> Xem thêm: Chuyển đổi số: Thách thức đi đôi cơ hội
3 chiến lược chuyển đổi số trong doanh nghiệp
Gia tăng trải nghiệm khách hàng, đổi mới vận hành kinh doanh & chuyển đổi mô hình kinh doanh kỹ thuật số là 3 chiến lược giúp doanh nghiệp “bứt phá” trong cuộc đua số.
1. Gia tăng trải nghiệm khách hàng
Chiến lược này được hiểu là mọi thay đổi trong doanh nghiệp đều hướng đến trải nghiệm khách hàng. Cùng với thời gian, nhu cầu của khách hàng cũng đã dần thay đổi. Bên cạnh việc quan tâm đến chất lượng sản phẩm thì họ cũng rất nhạy cảm với các dịch vụ và chính sách khuyến mại của tổ chức. Vì vậy, doanh nghiệp muốn giữ chân khách hàng trong chuyển đổi số cần ưu tiên mục tiêu gia tăng trải nghiệm khách hàng.
Một xu hướng mới giúp gia tăng trải nghiệm khách hàng được nhiều doanh nghiệp áp dụng chính là ứng dụng hệ thống CRM vào hoạt động Marketing và & Sale. Việc tích hợp công nghệ giúp tổ chức khai thác tốt dữ liệu khách hàng, từ đó mang đến những thông điệp “sáng tạo riêng” đến “đúng người đúng thời điểm”.
Một mặt khác, công nghệ chuyển đổi số cũng là công cụ giúp doanh nghiệp điều chỉnh hành vi khách hàng hiệu quả. Khách hàng có thể tự tìm kiếm, mua sắm những gì họ muốn qua các App Mobile mà không gặp quá nhiều khó khăn. Cùng với đó, doanh nghiệp cũng có thể theo dõi hành vi của khách hàng trên nền tảng số.
Doanh nghiệp có thể tận dụng công nghệ để gia tăng trải nghiệm khách hàng bằng những cách sau đây:
- Điều chỉnh phương thức tương tác: Những “điểm chạm” của doanh nghiệp cần được điều chỉnh một cách phù hợp theo từng chức năng như: Marketing, bán hàng, chăm sóc khách hàng,...
- Cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng: Khách hàng sẽ hay chú ý đến những doanh nghiệp nhớ được tên của họ, những thông tin về ngày sinh, thói quen mua sắm, đề xuất mua hàng theo sở thích của họ,... Đây cũng chính là lý do hệ thống CRM ra đời và trở thành “chìa khóa” giúp doanh nghiệp bứt phá trong chiến lược chuyển đổi số hướng đến trải nghiệm người dùng.
- Đảm bảo sự liền mạch trong trải nghiệm đa kênh: Khách hàng không thích sự chờ đợi và cũng không muốn phải trả lời một câu hỏi lặp đi lặp lại quá nhiều. Vì vậy, để tránh gây cảm giác khó chịu và để đảm bảo tính liền mạnh trong quá trình tương tác với người mua, tổ chức nên tập trung khai thác cơ sở dữ liệu khách hàng, xây dựng lộ trình tiếp cận cụ thể theo từng bước qua các kênh khác nhau.
2. Đổi mới khâu vận hành
Nếu mục tiêu của doanh nghiệp hướng đến tăng hiệu suất, giảm thiểu thời gian và chi phí thực hiện thì chuyển dịch khâu vận hành chính là chiến lược phù hợp. Thường thì khi nói đến chuyển đổi vận hành, nhiều tổ chức sẽ nghĩ ngay đến là ứng dụng hệ thống cảm biến, dây chuyền tự động, robot,... Tuy nhiên điều này mới chỉ phản ánh một phần.
Khi ứng dụng chuyển đổi số, thay vì chạy theo xu hướng thì doanh nghiệp cần đặt trọng tâm vào sự phù hợp và giá trị mà các giải pháp đó có thể mang đến. Cụ thể: Đối với các doanh nghiệp sản xuất quy mô vừa và nhỏ, thay vì ngay lập tức tập trung vào các giải pháp AI, Smart Factory, tổ chức nên ưu tiên cải tiến quy trình đảm bảo tiêu chí an toàn & chất lượng sản phẩm, lúc này vẫn chưa thực sự cần thiết phải ứng dụng giải pháp trí tuệ nhân tạo.
Bên cạnh yếu tố công nghệ thì con người cũng đóng vai trò quan trọng quyết định đến quá trình vận hành có hiệu quả hay không. Do đó, tổ chức cũng cần chủ động nâng cao kỹ năng cho nhân sự để chiến lược số hóa quy trình vận hành đạt thành công.
3. Chuyển đổi mô hình kinh doanh kỹ thuật số
Trước những biến động khó lường của thị trường đặc biệt là tác động của đại dịch Covid - 19, doanh nghiệp đã dần nhận thức được phương thức bán hàng cũ không còn phù hợp. Để thu hút thêm nhiều khách hàng mới hoặc nhằm mục tiêu gia tăng tỷ lệ đồng thuận của khách hàng thì doanh nghiệp cần chuyển đổi mô hình kinh doanh. Có thể tiếp cận 3 hướng chuyển đổi sau đây:
Khách hàng mới – Giá trị cũ
Nhờ khai thác dữ liệu trên các nền tảng mạng xã hội, website, Email,... doanh nghiệp có thể dễ dàng phác họa được chân dung khách hàng mới. Từ đây, doanh nghiệp có thể làm nổi bật những đặc tính có sẵn của sản phẩm để thu hút tệp khách hàng này.
Khách hàng cũ - Giá trị mới
Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp cũng có thể điều chỉnh, cải tiến các sản phẩm dịch vụ để phù hợp với nhu cầu sử dụng của người dùng. Đây cũng chính là cách nhà phát hành Tiktok - một nền tảng kết hợp video, hình ảnh và mạng xã hội được giới trẻ ưa chuộng đang tăng cường các biện pháp an toàn cho người sử dụng là thanh thiếu niên.
Tính năng “Gia đình thông minh” được Tiktok phát triển giúp mang đến một nền tảng giải trí an toàn, thân thiện cho cộng đồng người dùng. Với tính năng này, tài khoản của cha mẹ sẽ được liên kết với tài khoản của con cái, giám sát các nội dung và cài đặt quyền riêng tư. Bên cạnh đó, tài khoản của cha mẹ sẽ nhận được thông báo về các lời khuyên nuôi dạy con trên nền tảng kỹ thuật số. Sự thay đổi này giúp hạn chế những nguy cơ tiềm ẩn đối với trẻ em khi sử dụng mạng xã hội.
Điều này hoàn toàn đúng khi chúng ta sống trong thế giới VUCA không ngừng biến động, doanh nghiệp cần quên đi những thành công trong quá khứ, xóa bỏ những nguyên tắc ràng buộc, đổi mới tư duy để từ đó có thể bắt kịp những xu hướng thị trường.
Khách hàng mới - Giá trị mới
Đây là cách doanh nghiệp giành được thế chủ động khi khai phá 1 đoạn thị trường mới. Tuy nhiên, điều này cũng đồng nghĩa là doanh nghiệp phải chấp nhận bắt đầu lại từ đầu giống như một doanh nghiệp hoàn toàn mới.
>> Xem thêm: Tại sao phải chuyển đổi số & 3 cấp độ trong chuyển đổi số doanh nghiệp
Để thành công trong chuyển đổi số doanh nghiệp cần làm gì?
Doanh nghiệp đạt được thành công trong quá trình số hóa thường bắt nguồn từ 2 phương diện then chốt là năng lực số hóa và năng lực lãnh đạo. Mỗi mặt đều mang lại lợi thế riêng biệt. Khi đi đôi với nhau, chúng giúp doanh nghiệp có lợi thế vượt trội so với những đối thủ cạnh tranh.
Năng lực số
Doanh nghiệp số hóa cần nắm rõ các cơ hội và phương thức để đầu tư vào tiềm năng số hóa. Quy mô đầu tư không quan trọng bằng lý do - tại sao phải đầu tư - và tầm ảnh hưởng chúng tạo ra. Các doanh nghiệp số hóa thành công coi công nghệ như một giải pháp để đổi mới quy trình kinh doanh, gia tăng trải nghiệm khách hàng và cải tiến quy trình vận hành.
Việc ứng dụng các công nghệ mới như công cụ phân tích dữ liệu BI, hệ thống tự động, mạng xã hội, tiếp thị số không phải mục đích cuối cùng của những doanh nghiệp này. Những công nghệ đó là công cụ để doanh nghiệp xích lại gần hơn tới khách hàng, trao quyền cho nhân viên và thay đổi quy trình kinh doanh nội bộ.
Năng lực lãnh đạo
Năng lực lãnh đạo là đòn bẩy để biến công nghệ thành sự chuyển đổi trong tổ chức. Nhà lãnh trong doanh nghiệp triển khai số hóa thành công là người dẫn dắt sự chuyển mình của tổ chức, định hướng, xây dựng động lực và đảm bảo tổ chức đi đúng hướng, thông suốt các chính sách từ trên xuống dưới, quyết liệt trong việc thực thi.
Sự lãnh đạo từ trên xuống không có nghĩa doanh nghiệp phải lên kế hoạch về tất cả mọi thứ để số hóa ngay từ bước đầu. Tại các doanh nghiệp thành công, người lãnh đạo xây dựng một tầm nhìn rõ ràng và rộng mở về tương lai, thống nhất các nhân viên cùng xây dựng tầm nhìn này theo thời gian. Người lãnh đạo tham gia xuyên suốt cả quá trình chuyển đổi, thúc đẩy quá trình này và định hướng lại những hành vi, hoạt động đi ngược lại mục tiêu. Họ cũng là người đi đầu về cải tiến. Những nhà lãnh đạo luôn tìm kiếm những giải pháp chuyển đổi số doanh nghiệp mới để khai phá nguồn lực tiềm tàng, xây dựng lợi thế số hóa của tổ chức.
>> Xem thêm: Kỹ năng quản trị doanh nghiệp: Làm thế nào để trở thành nhà quản trị giỏi?
Bộ máy lãnh đạo vững mạnh giúp doanh nghiệp duy trì khả năng điều phối và thúc đẩy sự tương tác giữa các thành viên. Rất khó để tất cả bộ phận trong tổ chức đều phối hợp liền mạch với nhau. Nhân viên tại các vị trí khác nhau thường thực hiện nhiệm vụ riêng biệt hoặc không chủ động thực hiện phương pháp hoạt động mới. Doanh nghiệp chỉ thực sự đạt được lợi thế số hóa khi thúc đẩy sự phối hợp xuyên suốt trong toàn bộ tổ chức, xây dựng văn hóa số và đặc biệt là biết cách trao quyền cho nhân viên.
Trong bối cảnh thị trường đầy biến động và ngày càng cạnh tranh gay gắt, chuyển đổi số chính là con đường giúp tổ chức đảm bảo được những tác động tiêu cực hướng đến sự phát triển bền vững. Có nhiều con đường để bắt đầu chuyển đổi và tìm ra một chiến lược chuyển đổi phù hợp chính là chìa khóa giúp doanh nghiệp số hóa thành công. Nếu bạn đang gặp khó khăn trong quá trình chuyển đổi số hãy liên hệ ngay với công ty tư vấn chuyển đổi số IZISolution để được các chuyên gia tư vấn chuyển đổi số hỗ trợ bạn tháo gỡ các vướng mắc.